Câu hỏi:
14/12/2024 789I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
NHÀ MẸ LÊ
(Trích)
(Thạch Lam)
(Lược một đoạn: Đoàn Thôn là một phố chợ tồi tàn với những cảnh đời khác nhau. Trong đó có bảy, tám gia đình tứ xứ xa kéo tới. Người ta gọi mỗi gia đình bằng tên người mẹ: nhà mẹ Lê, nhà mẹ Đối…)
Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay nhăn nheo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa lớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.
Mẹ con bác ta ở một căn nhà lá. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan gãy nát. Mùa rét thì trải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với người nghèo như bác một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi từng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà.
Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói, mấy đứa nhỏ nhất: con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.
(Lược phần cuối: Cuộc đời bác Lê cứ trôi qua lặng lẽ như vậy. Cũng có lúc gia đình bác rất vui vẻ, trẻ con nô đùa với nhau, các bà mẹ rủ rỉ trò chuyện… Mấy năm sau, sự kiếm ăn ngày càng trở nên khó khăn. Mùa rét đến, gia đình bác Lê lâm vào cảnh đói ăn. Bác Lê quyết định sang nhà ông Bá xin ít gạo về cho đàn con ăn. Chẳng những không xin được gạo, bác còn bị người nhà ông Bá thả chó cắn máu chảy ròng ròng. Hai hôm sau, bác Lê lên cơn mê sảng rồi chết. Mấy đứa con nhỏ nhà bác Lê mồ côi bơ vơ.)
(Nguồn https://wattpad.com.vn/truyen-ngan-thach-lam)
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Dựa vào văn bản, cho biết vì sao khi đến mùa rét, mẹ Lê lo sợ không ai mướn làm việc.
Lời giải của GV VietJack
Câu 3:
Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong câu văn sau: Bác Lê là một người đàn bà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay nhăn nheo như một quả trám khô.
Lời giải của GV VietJack
– Biện pháp tu từ: liệt kê “người đàn bà quê chắc chắn, thấp bé, da mặt và chân tay nhăn nheo”
– Tác dụng:
+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm, giàu giá trị biểu đạt, làm cho câu văn sinh động,…
+ Làm nổi bật sự khắc khổ, lam lũ của bác Lê.Câu 4:
Nhận xét một phẩm chất nổi bật của mẹ Lê được thể hiện trong văn bản.
Lời giải của GV VietJack
– Chỉ ra một phẩm chất nổi bật của mẹ Lê (chịu thương chịu khó/ hi sinh cho con,…)
– Nhận xét về phẩm chất nổi bật đã chỉ ra (gợi ý: ý nghĩa, vai trò của phẩm chất ấy đối với cộng đồng; tác động của phẩm chất đến học sinh,…)
Câu 5:
Từ nhân vật mẹ Lê, anh/chị liên hệ đến một nhân vật có nét tương đồng trong tác phẩm văn học khác. Lí giải ngắn gọn (trình bày 4 - 6 dòng).
Lời giải của GV VietJack
– Liên hệ một nhân vật trong tác phẩm văn học khác.
– Lí giải ngắn gọn một nét tương đồng giữa họ.Câu 6:
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Trong bài thơ Một khúc ca Xuân của Tố Hữu có viết:
[…]
Nếu là con chim, chiếc lá,
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?
[…]
(Trích Tuyển tập thơ Tố Hữu, NXB Hội nhà văn, 1999, tr.276)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích, đánh giá nội dung đoạn trích trong bài thơ Một khúc ca Xuân của Tố Hữu.
Lời giải của GV VietJack
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn: Xác định đúng yêu cầu về hình thức, dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích, đánh giá nội dung đoạn trích trong bài thơ Một khúc ca Xuân của Tố Hữu. |
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: – Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: Làm nổi bật quan niệm sống của Tố Hữu qua đoạn thơ: + Sống không chỉ hưởng thụ, nhận về mà phải biết cho đi, cống hiến. + Quan niệm sống đẹp không chỉ có giá trị nhân văn trong thời đại tác giả đang sống mà còn mãi đến muôn đời sau. + ... – Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn. |
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: – Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: Phân tích, đánh giá nội dung đoạn trích trong bài thơ Một khúc ca Xuân của Tố Hữu. – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: Lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. |
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. |
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
Câu 7:
Câu 2. (4,0 điểm)
Từ ngữ liệu của phần Đọc hiểu, viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày ý kiến của anh/chị về ý nghĩa của sự đồng cảm trong cuộc sống.
Lời giải của GV VietJack
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội. |
0,25 |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của sự đồng cảm với những người gặp khó khăn trong cuộc sống. |
0,5 |
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết: – Xác định được các ý chính của bài viết. – Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: * Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề. * Triển khai vấn đề nghị luận: – Giải thích vấn đề nghị luận. – Thể hiện quan điểm của người viết, có thể theo một số gợi ý sau: + Đồng cảm, tương thân tương ái là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. + Giúp con người có thêm sức mạnh và niềm tin để vượt qua trở ngại, khó khăn. + Là cầu nối giữa người với người và là khởi nguồn cho những điều tốt đẹp. + … – Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện... * Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân. |
1,0 |
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: – Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân. – Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng. Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. |
1,5 |
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. |
0,25 |
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,5 |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dựa vào văn bản, cho biết vì sao khi đến mùa rét, mẹ Lê lo sợ không ai mướn làm việc.
Câu 2:
Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong câu văn sau: Bác Lê là một người đàn bà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay nhăn nheo như một quả trám khô.
Câu 3:
Nhận xét một phẩm chất nổi bật của mẹ Lê được thể hiện trong văn bản.
Câu 4:
Từ nhân vật mẹ Lê, anh/chị liên hệ đến một nhân vật có nét tương đồng trong tác phẩm văn học khác. Lí giải ngắn gọn (trình bày 4 - 6 dòng).
Câu 5:
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Trong bài thơ Một khúc ca Xuân của Tố Hữu có viết:
[…]
Nếu là con chim, chiếc lá,
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?
[…]
(Trích Tuyển tập thơ Tố Hữu, NXB Hội nhà văn, 1999, tr.276)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích, đánh giá nội dung đoạn trích trong bài thơ Một khúc ca Xuân của Tố Hữu.
Câu 6:
Câu 2. (4,0 điểm)
Từ ngữ liệu của phần Đọc hiểu, viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày ý kiến của anh/chị về ý nghĩa của sự đồng cảm trong cuộc sống.
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 41)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)
về câu hỏi!