Câu hỏi:
14/12/2024 220Đọc văn bản sau:
GIÓ MÙA
Có vị ngọt ngào từ ngọn gió mùa đông
Ấp ủ trái tim dịu dàng nhỏ bé,
Gió mùa ơi, gọi bình minh nhè nhẹ
Hơi ấm nồng, công mẹ chắt chiu...
Ngọn gió mùa đánh thức giấc mơ con
Tuổi thơ con bên nồi cơm gạo mới
Cha lặng lẽ giấu nhọc nhằn trong gió lạnh
Con tép, con tôm đưa con bước vào đời...
Gió mùa về mang bao nỗi nhớ à ơi
Câu hát ru vang vọng gian nhà nhỏ
Kẽo kẹt ầu ơ, mẹ gánh mỏi mòn
Se sắt nỗi lòng ươm “giấc mơ con”
Cơn gió mùa da diết nhớ thương con
Gửi biết ơn trong từng cơn gió lạnh
Gửi tình yêu vào lòng ấm nóng
Cha mẹ cho con sinh cõi nhân lành...
Vũ Thị Phương
(Theo Tạp chí Văn học & Tuổi trẻ, số tháng 11 (534+535) năm 2023)
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Vần chân (vần liền): bé – nhẹ
Vần lưng: ơi – gọi, nồng – côngCâu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
Hai hình ảnh về kí ức tuổi thơ của nhân vật trữ tình đã được “đánh thức” bởi ngọn gió mùa:
- tuổi thơ con bên nồi cơm gạo mới
- cha lặng lẽ giấu nhọc nhằn trong gió lạnh
- con tép, con tôm đưa con bước vào đời...
- gian nhà nhỏ
- mẹ gánh mỏi mònCâu 3:
Lời giải của GV VietJack
- BPTT: phép điệp ngữ “gió mùa”.
- Tác dụng: Nhấn mạnh chính cơn gió mùa là ngọn nguồn, là nguyên do giúp gợi lên những kí ức tuổi thơ của nhân vật trữ tình, kí ức gắn liền với những vất vả, tảo tần, hi sinh của cha mẹ. Đồng thời, chính cơn gió mùa lại sự kết nối ý thơ, mạch cảm xúc cho cả bài.
Câu 4:
Lời giải của GV VietJack
Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn:
- Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân - hợp,...
- Đảm bảo bố cục ba phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Đây chỉ là một đoạn trong bài văn phân tích tác phẩm văn học. HS không biến thành bài văn thu nhỏ.b. Xác định yêu cầu về mặt nội dung:
- Học sinh đáp ứng yêu cầu về viết đoạn nghị luận văn học: phân tích được chủ đề và một số nét đặc sắc của bài thơ.
- Mở đoạn: Giới thiệu tên tác phẩm, thể loại, tên tác giả; khái quát nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm được lựa chọn để phân tích.
- Thân đoạn: Phân tích chủ đề, nét đặc sắc của bài thơ.
Gợi ý:
+ Xác định được chủ đề bài thơ: nỗi nhớ những năm tháng tuổi thơ của nhân vật trữ tình, cùng với đó là sự thấu hiểu cho những vất vả, hi sinh của cha mẹ.
+ Chủ đề ấy đã được thể hiện qua kết cấu, bố cục của bài thơ: ngọn gió mùa đông xuyên suốt qua các khổ thơ đã khơi nguồn cảm xúc cho nhân vật trữ tình để nhớ về những năm tháng tuổi thơ, cùng với đó là cách người viết khắc họa các hình ảnh (nồi cơm gạo mới, cha lặng lẽ giấu nhọc nhằn trong gió lạnh, con tép, con tôm…, gian nhà nhỏ, mẹ gánh mỏi mòn…), cách gieo vần, ngắt nhịp thay đổi linh hoạt tạo nên âm hưởng vừa nhẹ nhàng, vừa da diết cũng đã góp phần thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình…
- Kết đoạn: Nhận xét, đánh giá chủ đề.c. Hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận
- Xác định được các ý phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề.
- Sắp xếp được hệ thống ý hợp lý theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.d. Viết đoạn văn đảm bảo các các yêu cầu sau:
- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề.
- Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp giữa lí lẽ và bằng chứng.đ. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, đúng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc văn bản:
“Có ba thứ cực kỳ rắn: thép, kim cương và tự thấu hiểu bản thân.”
(Benjamin Franklin)
Làm thế nào để hiểu được chính mình là câu hỏi lớn của nhiều người trẻ. Người không trẻ chưa hẳn đã hiểu chính mình, nhưng họ nhiều khi đã ngừng đặt câu hỏi.
Hiểu được bản thân là điều đầu tiên để phát triển, để từ đó làm việc mình thích và có một cuộc đời như mơ ước. Việc này không phải một sớm một chiều mà có thể xong được. Tôi chưa thấy ai một sáng thức dậy bỗng nhận ra rằng bây giờ mình đã hiểu mình là ai.
Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt. Ai cũng có những thế mạnh, sở trường. Điều quan trọng là mình hiểu được mình, biết được điểm mạnh điểm yếu của mình, biết được mình thích gì, muốn gì, mình phù hợp với cái gì để rồi từ đó mài giũa bản thân theo nó.
Để bắt đầu tìm hiểu chính mình, điều cần làm là ngừng so sánh mình với người khác, ngừng suy nghĩ tiêu cực về bản thân, học cách lắng nghe và yêu thương chính mình.
(Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?, Rosie Nguyễn, Nxb Hội Nhà văn, trang 79)
Thực hiện yêu cầu:
Tác giả văn bản trên đã gợi ý những cách nào để chúng ta hiểu được chính mình? Trong số đó, em quan tâm đến cách nào hơn? Vì sao?
Hãy viết bài văn nghị luận để trình bày câu trả lời của em.
Câu 2:
Câu 3:
Câu 5:
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 8)
về câu hỏi!