Câu hỏi:

14/12/2024 108

Đọc văn bản:

“Có ba thứ cực kỳ rắn: thép, kim cương và tự thấu hiểu bản thân.”

(Benjamin Franklin)

Làm thế nào để hiểu được chính mình là câu hỏi lớn của nhiều người trẻ. Người không trẻ chưa hẳn đã hiểu chính mình, nhưng họ nhiều khi đã ngừng đặt câu hỏi.

Hiểu được bản thân là điều đầu tiên để phát triển, để từ đó làm việc mình thích và có một cuộc đời như mơ ước. Việc này không phải một sớm một chiều mà có thể xong được. Tôi chưa thấy ai một sáng thức dậy bỗng nhận ra rằng bây giờ mình đã hiểu mình là ai.

Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt. Ai cũng có những thế mạnh, sở trường. Điều quan trọng là mình hiểu được mình, biết được điểm mạnh điểm yếu của mình, biết được mình thích gì, muốn gì, mình phù hợp với cái gì để rồi từ đó mài giũa bản thân theo nó.

Để bắt đầu tìm hiểu chính mình, điều cần làm là ngừng so sánh mình với người khác, ngừng suy nghĩ tiêu cực về bản thân, học cách lắng nghe và yêu thương chính mình.

(Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?, Rosie Nguyễn, Nxb Hội Nhà văn, trang 79)

Thực hiện yêu cầu:

Tác giả văn bản trên đã gợi ý những cách nào để chúng ta hiểu được chính mình? Trong số đó, em quan tâm đến cách nào hơn? Vì sao?

Hãy viết bài văn nghị luận để trình bày câu trả lời của em.

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 69k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận.

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Đọc văn bản và xác định đúng vấn đề nghị luận

- Xác định đúng yêu cầu. Người viết đã gợi ý những cách để chúng ta hiểu được chính mình như: ngừng so sánh mình với người khác / ngừng suy nghĩ tiêu cực về bản thân / học cách lắng nghe và yêu thương chính mình.

- Học sinh chọn 1 trong 3 cách trên để triển khai.

c. Triển khai vấn đề nghị luận:

Học sinh có thể triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề thành các luận điểm rõ ràng, cụ thể.

Về nội dung: xác định, phân tích được vấn đề cần giải quyết và đề xuất những giải pháp phù hợp, khả thi, thuyết phục.

Về hình thức: Lập luận chặt chẽ, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm; các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

Bố cục bài viết cần đảm bảo:

* Mở bài: Giới thiệu về những cách để hiểu chính mình mà tác giả đề ra và cách HS quan tâm.

* Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận

- Giải thích vấn đề nghị luận.

- Trình bày được ý kiến, đưa ra lí lẽ và bằng chứng thuyết phục.

- Kết nối với bản thân để rút ra bài học nhận thức và hành động.

* Kết bài: Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.

Học sinh có thể có nhiều cách hiểu khác nhau miễn sao lập luận hợp lí, thuyết phục.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu.

Đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp tiếng Việt, dùng từ, đặt câu, diễn đạt mạch lạc.

e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo; thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

Lưu ý:

- Khuyến khích và trân trọng những bài làm có sự sáng tạo và giọng điệu riêng.

- Chấp nhận cách kiến giải khác nhau về vấn đề kể cả không có trong hướng dẫn chấm miễn là hợp lý và thuyết phục.

Tổng điểm toàn bài là 5,0 điểm có thể cho điểm lẻ đến 0,25 điểm. Việc chi tiết hóa điểm số phải có sự thống nhất trong tổ chấm thi đảm bảo không có sự sai lệch với tổng điểm của mỗi câu.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Chỉ ra các tiếng được hiệp vần với nhau ở khổ 1.

Xem đáp án » 14/12/2024 542

Câu 2:

Liệt kê hai hình ảnh về kí ức tuổi thơ của nhân vật trữ tình đã được “đánh thức” bởi ngọn gió mùa.

Xem đáp án » 14/12/2024 0

Câu 3:

Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ điệp ngữ trong bài thơ.

Xem đáp án » 14/12/2024 0

Câu 4:

Xác định tình cảm của nhân vật trữ tình ở khổ cuối của bài thơ.

Xem đáp án » 14/12/2024 0

Câu 5:

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích chủ đề và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.

Xem đáp án » 14/12/2024 0

Bình luận


Bình luận