Câu hỏi:
14/12/2024 360Đọc văn bản sau:
Gọi cho mẹ, tuần một lần cũng được Gọi chơi thôi, hỏi thăm mẹ thế nào… Ở nhà mẹ, ngoài cửa, đông buốt giá Cửa nhà con, đang nhộn nhịp, xuân trào…
Về thăm nhé, mẹ luôn luôn mừng đón Mẹ biết con đang bận rộn bao điều… Mẹ biết lắm, nên chỉ cần chút ít Mẹ muốn con biết mẹ ngóng con nhiều…
Nếu con về, mẹ pha trà, nướng bánh, Mẹ nhớ con thuở bé thích ăn chi... Hiểu giùm mẹ, giờ mẹ hay tủi phận Lỡ con mình đã quên hẳn mình đi... |
Về thăm nhé, mẹ không cần quà cáp, Mọi thứ đủ dùng… Mẫu tử tình sâu… Mẹ còn sống thì con còn được bé, Thấu điều này, phải tới những ngày sau…
Gọi cho mẹ, khi thu còn chưa hết, Những ngày đời, con ạ, rất mau qua… Mai từ sớm, lỡ đâu con muốn gọi, Tuyết ngập trời… mả chả thấy ai thưa… (Gọi cho mẹ tuần một lần cũng được, thơ Alelasjitsuke, Hồng Thanh Quang dịch, Báo Giáo dục và Thời đại, https://giaoducthoidai.vn/goi-cho-me-tuan-mot-lan-cung-duoc-post584844.html, 18/2/2022) |
Trong bài thơ, chủ thể trữ tình có những mong muốn gì?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chủ thể trữ tình – người mẹ mong muốn con:
- Gọi điện hỏi thăm mẹ, về nhà thăm mẹ.
- Thấu hiểu nỗi nhớ thương, mong ngóng, tình yêu thương con của mẹ.
- Biết trân trọng những phút giây còn mẹ.
- Cảm thông cho nỗi lo lắng con quên mất mẹ của mẹ.
- Hiểu được quy luật ở đời: còn mẹ là con còn nhỏ dại và được yêu thương.Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Nêu ít nhất hai cặp từ trái nghĩa trong hai câu thơ in đậm và cho biết tác dụng của của việc sử dụng những cặp từ trái nghĩa này.
Lời giải của GV VietJack
- Cặp từ trái nghĩa: “xuân” – “đông”, “buốt giá” – “nhộn nhịp”/“trào”.
- Tác dụng:
+ Gợi tả hiện thực: mùa đông lạnh lẽo, sự trống vắng của lòng người mẹ, ngôi nhà mẹ khi thiếu vắng bóng con; nhà con tưng bừng mùa xuân, đông vui, náo nhiệt.
+ Diễn tả nỗi nhớ thương da diết, nỗi mong ngóng đến khắc khoải và khát khao được con gọi điện hỏi thăm, về nhà thăm của mẹ, đồng thời gợi sự thương xót về người mẹ già nhớ con nơi xa.
Lưu ý: Thí sinh xác định đúng một cặp từ trái nghĩa đạt 0.25 điểmCâu 3:
Nêu thông điệp em nhận được từ bài thơ trên.
Lời giải của GV VietJack
Thí sinh có thể trả lời dựa trên các định hướng sau:
- Trong cuộc sống, mẹ luôn là người yêu thương, chăm sóc, lo lắng cho con, sẵn sàng hi sinh tất cả vì con nhưng chẳng mong con đền đáp, chỉ cần con biết quan tâm, nhớ thương mẹ, biết thấu hiểu tình cảm, cảm thông với nỗi lòng của mẹ.
- Trong cuộc sống, con cái chính là “tài sản” quý giá nhất đối với mẹ, bên cạnh những tình cảm tốt đẹp, mẹ còn luôn dõi theo, là nguồn động lực, tiếp thêm niềm tin cho con trong hành trình cuộc đời và chỉ cần còn mẹ, con luôn được yêu thương, chở che.
- Mỗi người con hãy biết quan tâm, yêu thương mẹ, trân trọng những phút giây còn mẹ bên cạnh; nỗ lực học tập, rèn luyện đạo đức, chinh phục ước mơ, trở thành công tốt của xã hội; sống an nhiên, hạnh phúc;…
Lưu ý:
- Tuỳ theo suy nghĩ, cách hiểu riêng của thí sinh, giám khảo cho điểm; chú ý đánh giá cao những câu trả lời thể hiện quan điểm riêng, mới mẻ theo hướng tích cực, tiến bộ của thí sinh.
- Câu trả lời của thí sinh mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp trừ 0.25 điểmCâu 4:
Lời giải của GV VietJack
Thí sinh có thể trả lời dựa trên các định hướng sau: Bày tỏ tình cảm yêu thương, sự quan tâm, lo lắng với mẹ; hứa hẹn sẽ gọi điện hỏi thăm mẹ, về nhà thăm mẹ; giãi bày về hoàn cảnh và nỗi lòng của con với mẹ; cảm thông, thấu hiểu cho nỗi lòng của mẹ, những quy luật ở đời mà nhắn nhủ đến con;…
Lưu ý:
- Tuỳ theo suy nghĩ, cách hiểu riêng của thí sinh, giám khảo cho điểm; chú ý đánh giá cao những câu trả lời thể hiện quan điểm riêng, mới mẻ theo hướng tích cực, tiến bộ của thí sinh.
- Câu trả lời của thí sinh không đảm bảo dung lượng trừ 0.25 điểm; mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp trừ 0.25 điểm.Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
* Về hình thức, kỹ năng
- Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học.
- Triển khai được luận điểm/ ý kiến, có sử dụng lí lẽ, bằng chứng làm sáng tỏ luận điểm/ ý kiến.
- Viết một đoạn văn (không tách đoạn).
- Mở đoạn bằng chữ viết hoa và lùi vào đầu dòng; dùng dấu câu phù hợp để kết thúc đoạn văn.
- Đảm bảo dung lượng khoảng 500 chữ.
- Đoạn văn diễn đạt mạch lạc, có sử dụng phép liên kết câu.
- Đoạn văn đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
* Về nội dung
- Mở đoạn: Giới thiệu tên tác phẩm, thể loại, tên tác giả; khái quát những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
- Thân đoạn: Trình bày luận điểm/ ý kiến về những nét đặc sắc nghệ thuật, phân tích lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ các đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm. Thí sinh có thể triển khai từ hai trong các nội dung sau:
+ Sự lựa chọn thể thơ tám chữ với sự đa dạng về cách gieo vần, ngắt nhịp.
+ Sự triển khai mạch cảm xúc: Giãi bày nỗi trống vắng, nỗi nhớ thương, mong ngóng con gọi điện hỏi thăm, về nhà thăm của mẹ (khổ thơ 1, 2); mong muốn con cảm thông, thấu hiểu cho tình cảm, nỗi lòng của mẹ (khổ thơ 3, 4); nhắn nhủ đến con quy luật ở đời khi con còn mẹ (khổ thơ 5). Mạch cảm xúc góp phần thể hiện cảm hứng chủ đạo của bài thơ: Nỗi thương cảm về hoàn cảnh của người mẹ già nhớ con nơi xa.
+ Sự phối hợp của vần, nhịp, hình ảnh thơ, các biện pháp tu từ,…:
• Gieo vần chân, vần cách (“nào” – “trào”, “điều” – “nhiều”,…); vần lưng (“giá” – “nhà”, “đón” – “con”,…); ngắt nhịp đa dạng.
• Kết hợp dấu chấm lửng với biện pháp tu từ điệp ngữ, điệp cấu trúc câu: “Về thăm nhé, mẹ luôn luôn mừng đón”, “Về thăm nhé, mẹ không cần quà cáp”, “Gọi cho mẹ, tuần một lần cũng được”, “Gọi cho mẹ, khi thu còn chưa hết”; thủ pháp đối lập, hình ảnh hàm súc, giàu sức gợi: “xuân trào? >< “đông buốt giá”.
• Ngôn ngữ giản dị, sâu lắng, thấm đẫm triết lí; đối thoại mẹ con dịu dàng, trìu mến, tha thiết.
• …
- Kết đoạn: Khẳng định lại luận điểm/ ý kiến về những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm; nêu suy nghĩ, cảm xúc hoặc bài học rút ra từ tác phẩm.* Về sáng tạo
Đoạn văn có sự sáng tạo trong cách hành văn (triển khai được các ý tưởng mới mẻ; cách mở đoạn lôi cuốn, hấp dẫn; cách kết đoạn đặc sắc, ấn tượng;…).
Lưu ý:
- Trên đây chỉ là một số gợi ý cho nội dung đoạn văn, giám khảo cho điểm tuỳ theo nội dung đoạn văn thí sinh viết, chú ý ghi nhận, đánh giá cao những bài làm có sự sáng tạo, hướng đến những giá trị tích cực của vấn đề.
- Thí sinh viết đoạn văn lạc đề đạt tối đa 1.0 điểm.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
[…] Có một ngày bố mẹ sẽ già đi là tập truyện ngắn của nhiều tác giả, do Losedow dịch. Quyển sách có trang bìa và giấy đánh dấu sách tông màu hồng xinh xắn, cuốn hút khi lần đầu nhìn thấy. […] Với 21 câu chuyện nhẹ nhàng, sâu lắng. Mỗi câu chuyện là một mảnh ký ức của mỗi tác giả về gia đình, nó thật sự chạm tới trái tim những người độc giả, đặc biệt là những người sắp, đang hoặc đã xa ba mẹ, xa người thân. Để chúng ta có thể yêu thương, đối xử thật tốt với người nhà của mình.
Dù chúng ta có trưởng thành và thành công ra sao thì đối với đấng sinh thành, chúng ta cũng chỉ là những đứa trẻ cần được ba mẹ che chở và chăm sóc. Ngày chúng ta càng trưởng thành cũng là lúc cha mẹ ta càng già đi, mái tóc ngày càng bạc màu, gương mặt có những dấu vết mà năm tháng để lại. […]
Câu chuyện để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong tim tôi là Khói trắng luồn kẽ tay, do tác giả Tưởng Lam viết. Câu chuyện nói về cảm giác và nỗi lòng áy náy, bứt rứt của tác giả khi chưa làm tròn chữ “hiếu” và “đạo làm con”, để rồi phải hối hận: “Thật áy náy khi nguyện vọng bình thường như vậy tôi cũng chẳng thể thực hiện cho bố! Giờ bố có thể lên đường rồi…”. Thời điểm mai táng cho bố cũng là lúc mà tác giả sống chậm lại, cảm nhận từng giây, từng khoảnh khắc để tìm lại cảm giác bên cạnh bố giữa cuộc sống bộn bề này, là lúc thế giới xung quanh tác giả dường như đang chuyển động chậm đi. Lúc ấy, bao nhiêu ký ức về bố cứ ùa về trong đầu tác giả khiến tác giả phải lặng đi.
Tôi đã bật khóc khi đọc tới trang cuối cùng của quyển sách, một cảm giác chạnh lòng len lỏi trong tâm trí tôi khi đối mặt với từng câu chuyện của mỗi tác giả. […] Liệu bản thân mình có đang bỏ lỡ thời gian ở bên cạnh ba mẹ không? Liệu mình đã thực sự quan tâm tới cha mẹ chưa? Để đến một ngày nào đó, không phải thốt lên hai từ “giá như”.
Thiết nghĩ, có lẽ sẽ có nhiều bạn giống như tôi, chưa bao giờ hình dung đến cảnh không có cha mẹ bên mình nữa. Chúng ta thường cho rằng cha mẹ sẽ mãi mãi ở đó chờ đợi chúng ta, đến khi mất rồi thì ta lại nhớ lại những chuyện trong quá khứ và rồi ân hận vì đã bỏ lỡ quá nhiều. Đọc sách, tôi cảm nhận rõ hơn “Thời gian đã trôi thì không thể lấy lại được, mình cũng chẳng thể nào níu kéo lại thời gian”. Hãy trân trọng từng phút giây, từng khoảnh khắc khi còn có thể, bởi “Có một ngày bố mẹ sẽ già đi”. […]
(Theo Có một ngày bố mẹ sẽ già đi, Bảo Ngọc,
https://enews.agu.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=24208&Itemid=130, 10/1/2024)
Qua nội dung bài viết của tác giả Bảo Ngọc, em có suy nghĩ gì về nhan đề Có một ngày bố mẹ sẽ già đi? Từ đó hãy viết một bài văn nghị luận với nhan đề: Trưởng thành của con là sự già đi của cha mẹ.
Câu 2:
Nêu ít nhất hai cặp từ trái nghĩa trong hai câu thơ in đậm và cho biết tác dụng của của việc sử dụng những cặp từ trái nghĩa này.
Câu 4:
Câu 5:
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 8)
về câu hỏi!