Câu hỏi:
14/12/2024 72Đọc văn bản sau:
(a)
Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội
Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao
Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng
Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông
Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la
Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông
Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
(Trích: Lời bài hát “Khát vọng” – Phạm Minh Tuấn)
(b)
Tôi thích lên danh sách. Đây là lời đề nghị: hãy lên danh sách năm mươi điều bạn trân trọng, biết ơn (vâng, năm mươi). Mười điều đầu tiên rất dễ: người thân, công việc, gia đình, vân vân. Biết ơn vì bạn nói tiếng Việt (hoặc tiếng Nhật, tiếng Đức). Biết ơn vì có đủ hai mắt, có trái tim khỏe, hoặc vì bạn không sống trong vùng chiến tranh. Biết ơn người khác. Cầu chúc cho người nông dân nỗ lực làm nên thức ăn trên bàn. Cầu chúc cho người công nhân tạo ra chiếc xe máy bạn đi. Cầu chúc cho người bán hàng nơi bạn mua quần áo. Cầu chúc cho người phục vụ quán ăn bạn đến hôm qua.
Đó là thái độ biết ơn. Hãy lưu tâm đến những phúc lành của mình, đừng xem bất cứ điều gì là hiển nhiên. Tôi chắc chắn bạn sẽ có nhiều thứ để biết ơn hơn những gì bạn thấy. Chỉ cần nghĩ đến. Chỉ cần trân trọng. Và để ý xem điều gì sẽ xảy đến.
(Trích “Đời ngắn đừng ngủ dài”, Robin Sharma, NXB trẻ, 2019, trang 33-34)
Từ ngữ liệu (a)
a. Cho biết chủ đề và phương thức biểu đạt chính của bài hát? (1.0 điểm)
b. Chỉ ra và cho biết tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong lời bài hát? (1.0 điểm)
c. Theo em, lời bài hát đem đến cho mọi người cảm xúc như thế nào? (1.0 điểm)
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. - Chủ đề: Khát vọng ước mơ cao đẹp của con người.
- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảmb. - BPTT: Điệp ngữ: “Hãy sống như”, “Và sao không là”
- Tác dụng: Nhấn mạnh vào khát vọng cao đẹp của nhạc sĩ, đặc biệt còn khiến lời ca như giục giã nhắc nhở con người về lẽ sống cao đẹp…Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Từ ngữ liệu (b)
Trong lời đề nghị của tác giả về những điều cần biết ơn, trân trọng em tâm đắc nhất điều gì? Vì sao?
Lời giải của GV VietJack
Gợi ý:
- Điều tâm đắc nhất: Biết ơn vì có đủ hai mắt, có trái tim khỏe.
- Lý giải: Con mắt là cửa sổ tâm hồn, biết ơn vì chúng ta có thể nhìn ngắm thế giới xung quanh, nhìn ngắm những vẻ đẹp và điều kì diệu của thế giới này. Trái tim khỏe giúp chúng ta sống mạnh khỏe, biết cảm nhận tình yêu thương… để có được những hành động giúp cho đời sống ý nghĩa hơn.
* Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, miễn sao hợp lí.Câu 3:
Từ ngữ liệu (a)
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày về ấn tượng sâu đậm nhất mà bài hát đã để lại trong em.
Lời giải của GV VietJack
a. Xác định được yêu cầu về hình thức đoạn văn:
Xác định được yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp.b. Xác định đúng yêu cầu về nội dung:
Xác định đúng nội dung đoạn văn: Trình bày ấn tượng sâu đậm nhất mà bài hát đã để lại trong em.c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp làm rõ nội dung trọng tâm của đoạn văn:
* Xác định được các ý phù hợp để tập trung làm rõ nội dung đoạn văn, sau đây là một số gợi ý:
- Mở đoạn:
+ Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
+ Khái quát những nét đặc sắc của bài hát (chủ đề, hình thức nghệ thuật nổi bật)
- Thân đoạn:
+ Trình bày luận điểm về chủ đề bài hát.
Phân tích lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ một vài khía cạnh về nội dung của chủ đề .
- Trình bày luận điểm về những nét đặc sắc nghệ thuật của bài hát.
Phân tích lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ những nét đặc sắc nghệ thuật của bài hát.
- Kết đoạn:
+ Khẳng định lại ý kiến về chủ đề, những nét đặc sắc nghệ thuật của bài hát
+ Nêu suy nghĩ, cảm xúc hoặc bài học rút ra từ bài hát.
* Sắp xếp được hệ thống các ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:
- Lựa chọn được phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai những nội dung đã xác định.
- Trình bày rõ cảm nghĩ và hệ thống các ý.
- Sử dụng đa dạng các hình thức trích dẫn; kết hợp phân tích với nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm nghĩ về bài thơ.đ. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.e. Sáng tạo
Thể hiện cảm nghĩ sâu sắc về bài thơ; có cách diễn đạt mới mẻ.Câu 4:
Từ ngữ liệu (b)
Em hãy chọn một vấn đề mà mình quan tâm, viết bài nghị luận đề ra những giải pháp để phát huy vấn đề mà em đã chọn.
Lời giải của GV VietJack
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài
Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hộic. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết
- Xác định được các ý của bài viết
- Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:
1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận
- Nêu tầm quan trọng của việc phát huy vấn đề
2. Thân bài:
a. Giải thích thế nào là “lòng biết ơn” (hoặc “trân trọng cuộc sống”)
- Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình. Những hành động, việc làm mà họ hi sinh để mang lại niềm vui hay hạnh phúc cho mình.
- Hoặc: Trân trọng cuộc sống là sống trọn vẹn, làm việc và tận hưởng những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, bỏ qua mọi rắc rối và phiền muộn. Người trân trọng cuộc sống là người sống vui vẻ, tìm nguồn cảm hứng cho bản thân và tạo ra năng lượng tích cực cho cuộc sống.
b. Phân tích, bàn luận các khía cạnh của vấn đề
- Phân tích (nêu lí lẽ, bằng chứng)
* Biểu hiện của lòng biết ơn?
- Luôn ghi nhớ công ơn và tình cảm của người đã giúp đỡ, yêu thương mình trong lòng
- Có những hành động thể hiện sự biết ơn
- Luôn mong muốn đền áp công ơn của những người ấy.
* Tại sao phải có lòng biết ơn?
- Vì đó là nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ bao đời xưa.
- Lòng biết ơn là một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng của mỗi con người.
- Mỗi công việc chúng ta thành công không phải tự nhiên mà có, dù lớn hay nhỏ cũng nhờ sự giúp đỡ của ai đó, vậy nên chúng ta cần phải có lòng biết ơn.
* Bằng chứng cụ thể (…)
c. Nêu các giải pháp để phát huy vấn đề
- Giải pháp 1: Nói lời cảm ơn, bạn có thể bày tỏ lòng biết ơn với người khác bằng cách: nở nụ cười, gửi tin nhắn yêu thương, viết thư…
- Giải pháp 2: Dùng hành động để thể hiện lòng biết ơn hoặc tự tay làm món quà lưu niệm,… Những hành động này sẽ giúp đối phương cảm nhận được sự biết ơn từ bạn một cách chân thành.
- Bài học nhận thức và hành động:
3. Kết bài:
- Khẳng định vấn đề
- Từ giải pháp khả thi liên hệ bản thân, kêu gọi.d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:
- Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.
- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.
Lưu ý: Học sinh có thể trình bày suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.đ. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp Tiếng Việt, liên kết văn bản.e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Từ ngữ liệu (b)
Trong lời đề nghị của tác giả về những điều cần biết ơn, trân trọng em tâm đắc nhất điều gì? Vì sao?
Câu 2:
Từ ngữ liệu (a)
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày về ấn tượng sâu đậm nhất mà bài hát đã để lại trong em.
Câu 3:
Từ ngữ liệu (b)
Em hãy chọn một vấn đề mà mình quan tâm, viết bài nghị luận đề ra những giải pháp để phát huy vấn đề mà em đã chọn.
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 8)
về câu hỏi!