Câu hỏi:

14/12/2024 1,662

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng

Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng bắt nguồn từ thời đại Hùng Vương dựng nước và được tổ chức hàng năm từ ngày mồng 6 đến ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch tại Khu Di tích Đền Hùng.

Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng đã trở thành lễ hội mang tính văn hóa tâm linh lớn nhất nước ta; hàng năm đến ngày Giỗ tổ và tổ chức Lễ hội, con cháu trên mọi miền tổ quốc hành hương về với tấm lòng thành kính dâng lên tổ tiên, tỏ lòng biết ơn công lao dựng nước của các vua Hùng và các bậc tiền nhân của dân tộc. Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng đã trở thành động lực tinh thần của dân tộc Việt Nam.

Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng chủ yếu gồm hai phần: Phần Lễ và phần Hội. Phần Lễ được tiến hành với nghi thức trang nghiêm, trọng thể tại đền thượng; Phần Hội được diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa phong phú mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc dưới chân núi Hùng.

(Hình ảnh: Lễ hội Đền Hùng)

Trong phần Lễ: Nghi thức dâng hoa của các đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ, các tỉnh thành được tổ chức long trọng trên đền Thượng. Từ chiều mồng 9, các làng rước kiệu dâng lễ bánh giày, bánh chưng đã tập trung đông đủ dưới cổng Công Quán. Sáng sớm hôm sau, các hàng đại biểu xếp hàng chỉnh tề đi sau cỗ kiệu rước lễ vật lần lượt đi lên đền trong tiếng nhạc của phường bát âm và đội múa sinh tiền. Tới trước cửa đền Thượng (Kính thiên lĩnh điện), đoàn đại biểu dừng lại kính cẩn dâng lễ vào thượng cung. Đồng chí lãnh đạo Tỉnh thay mặt cho nhân dân cả nước kính cẩn đọc diễn văn Lễ Tổ. Toàn bộ nội dung hành lễ được truyền tải trên hệ thống phát thanh, truyền hình để đồng bào cả nước theo dõi lễ hội. Trong thời gian tiến hành nghi lễ, toàn bộ diễn trường tạm ngừng các hoạt động để đảm bảo tính linh thiêng và nghiêm trang của Lễ Hội.

Phần Hội: Diễn ra tưng bừng náo nhiệt xung quanh khu vực núi Hùng. Hội đền Hùng ngày nay có thêm nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú hấp dẫn. Trong khu vực Hội, nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, văn hóa phẩm, các quán bán hàng dịch vụ ăn uống, các trại văn hóa của 13 huyện, thành, thị, các hoạt động biểu diễn văn nghệ, thi thể thao,... tạo ra nhiều màu sắc sinh động, náo nhiệt cho bức tranh ngày hội. Các hoạt động văn hóa truyền thống, các trò chơi dân gian được tổ chức tại lễ hội như đấu vật, bắn nỏ, rước kiệu, hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giày, thi kéo lửa thổi cơm, trò diễn “Bách nghệ khôi hài” và Trò Trám của làng Tứ Xã, rước lúa thần,... Các hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp như Chèo, kịch nói, hát quan họ, hát Xoan hội diễn văn nghệ quần chúng phục vụ đồng bào về dự hội. Trên khu vực Công quán luôn âm vang tiếng trống đồng, tiếng giã đuống rộn ràng của các nghệ nhân dân gian người dân tộc Mường ở Thanh Sơn ra phục vụ Lễ hội.

Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng đã hình thành từ rất sớm và sự tồn tại của nó luôn gắn chặt với quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, các Vua Hùng cùng các vợ, con, các tướng lĩnh, các nhân vật liên quan thời kì Vua Hùng luôn được nhân dân ở các làng, xã trên phạm vi cả nước tôn thờ.

Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng hàng năm là hành hương mang ý nghĩa tâm linh đã trở thành nếp nghĩ, nét văn hóa truyền thống không thể thiếu của người Việt; đó là truyền thống văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.

 (Trích Giới thiệu du lịch Phú Thọ – Lễ Hội – Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng)
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack
Phương thức biểu đạt chính: Thuyết minh.

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Theo văn bản, Lễ hội Đền Hùng gồm những phần nào?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng chủ yếu gồm hai phần: Phần Lễ và phần Hội.

Câu 3:

Chỉ ra và cho biết tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản. 

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

– Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: Hình ảnh Lễ hội Đền Hùng.

– Tác dụng:

+ Nội dung văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn.

+ Tạo sự chân thực khách quan giúp cho người đọc dễ dàng hình dung được sự sôi động, các diễn biến trong lễ hội Đền Hùng.

Câu 4:

Nhận xét về tình cảm của người viết được thể hiện qua đoạn văn: Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng hàng năm là hành hương mang ý nghĩa tâm linh đã trở thành nếp nghĩ, nét văn hóa truyền thống không thể thiếu của người Việt; đó là truyền thống văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

– Tình cảm tác giả: Tự hào về một lễ hội truyền thống có ý nghĩa tinh thần sâu sắc của người Việt Nam.

– Đó là tình cảm sâu sắc, thể hiện lòng biết ơn, ý thức giữ gìn và phát huy lễ hội đền Hùng.

Câu 5:

Theo anh/chị, Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng có còn ý nghĩa đối với thế hệ trẻ ngày nay không? Vì sao? (Trình bày khoảng 5 – 7 dòng).

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

– Học sinh trình bày suy nghĩ của bản thân.

– Lí giải hợp lí, thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Câu 6:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vai trò của thế hệ trẻ trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn:

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoăc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vai trò của thế hệ trẻ trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận:

– Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: có ý thức tìm tòi, học hỏi, gìn giữ và phát huy những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc; lên án, phê phán những hành vi làm mai một bản sắc dân tộc...

– Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.

d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu phù hợp, kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

đ. Diễn đạt:

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Câu 7:

Câu 2. (4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai đoạn thơ sau:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,

Một người chín nhớ mười mong một người.

Gió mưa là bệnh của giời,

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.

(...)

Nhà em có một giàn giầu,

Nhà anh có một hàng cau liên phòng.

Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,

Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?

 (Nguyễn Bính, trích Tương tư, Tuyển tập Nguyễn Bính,

NXB Văn học, Hà Nội, 1986)

****

Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh.

Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!

Anh nhớ anh của ngày tháng xa khơi,

Nhớ đôi môi đang cười ở phương trời.

Nhớ đôi mắt đang nhìn anh đăm đắm!

Gió bao lần từng trận gió thương đi,

– Mà kỉ niệm, ôi, còn gọi ta chi…

(Xuân Diệu, trích Tương tư chiều, Tuyển tập Tự lực văn đoàn, tập III,

 NXB Hội nhà văn, 2004)

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận văn học.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: So sánh, đánh giá điểm tương đồng và khác biệt của hai đoạn thơ trích Tương Tư của Nguyễn Bính và Tương tư chiều của Xuân Diệu.

0,5

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận của bài viết:

– Xác định được các ý chính của bài viết.

– Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:

* Mở bài: Dẫn dắt, nêu khái quát điểm tương đồng và khác biệt của hai đoạn thơ.

* Thân bài:

+ Điểm giống nhau:

• Cùng viết về đề tài tương tư – một trạng thái tình cảm thường xuất hiện khi con người đang yêu.

• Thể hiện nỗi nhớ da diết, mãnh liệt của chủ thể trữ tình.

+ Điểm khác nhau:

• Nỗi nhớ trong đoạn thơ của Nguyễn Bính mang nặng nỗi niềm trăn trở, băn khoăn. Tình cảm được thể hiện một cách tế nhị, kín đáo. Trạng thái tương tư được thể hiện trong đoạn thơ của Xuân Diệu lại sôi nổi, mãnh liệt, dâng trào. Đây là trạng thái tương tư của một tình yêu rất hiện đại.

• Về hình thức: thể thơ, nhịp điệu,...

+ Đánh giá:

• Hai đoạn thơ có nhiều điểm tương đồng về đề tài, cảm hứng chủ đạo và khác nhau về hình thức thể hiện.

• Đây là hai đoạn thơ hay viết về đề tài tình yêu đôi lứa của hai nhà thơ lớn trong nền văn học Việt Nam hiện đại; kết tinh những giá trị nghệ thuật và tư tưởng khi viết về đề tài này.

* Kết bài: Nêu ấn tượng sâu đậm về hai đoạn thơ hoặc khẳng định hai đoạn thơ có sức hấp dẫn mãnh liệt đối với người đọc, nhất là những người trẻ hiện nay.

1,0

d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai đúng bố cục của kiểu bài so sánh hai đoạn thơ.

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.

Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

1,5

đ. Diễn đạt:

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

0,25

e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Theo văn bản, Lễ hội Đền Hùng gồm những phần nào?

Xem đáp án » 14/12/2024 0

Câu 2:

Chỉ ra và cho biết tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản. 

Xem đáp án » 14/12/2024 0

Câu 3:

Nhận xét về tình cảm của người viết được thể hiện qua đoạn văn: Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng hàng năm là hành hương mang ý nghĩa tâm linh đã trở thành nếp nghĩ, nét văn hóa truyền thống không thể thiếu của người Việt; đó là truyền thống văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam.

Xem đáp án » 14/12/2024 0

Câu 4:

Theo anh/chị, Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng có còn ý nghĩa đối với thế hệ trẻ ngày nay không? Vì sao? (Trình bày khoảng 5 – 7 dòng).

Xem đáp án » 14/12/2024 0

Câu 5:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về vai trò của thế hệ trẻ trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Xem đáp án » 14/12/2024 0

Câu 6:

Câu 2. (4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai đoạn thơ sau:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,

Một người chín nhớ mười mong một người.

Gió mưa là bệnh của giời,

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.

(...)

Nhà em có một giàn giầu,

Nhà anh có một hàng cau liên phòng.

Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,

Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?

 (Nguyễn Bính, trích Tương tư, Tuyển tập Nguyễn Bính,

NXB Văn học, Hà Nội, 1986)

****

Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh.

Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi!

Anh nhớ anh của ngày tháng xa khơi,

Nhớ đôi môi đang cười ở phương trời.

Nhớ đôi mắt đang nhìn anh đăm đắm!

Gió bao lần từng trận gió thương đi,

– Mà kỉ niệm, ôi, còn gọi ta chi…

(Xuân Diệu, trích Tương tư chiều, Tuyển tập Tự lực văn đoàn, tập III,

 NXB Hội nhà văn, 2004)

Xem đáp án » 14/12/2024 0

Bình luận


Bình luận