Câu hỏi:
14/12/2024 4,625I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Qua tấm kính mờ sương, mảnh trăng nằm giữa những đám mây hiện ra nhợt nhạt, ánh sáng chập chờn, mỗi khi xe xóc hay lượn một vòng, mảnh trăng rung rinh rung rinh, có khi rơi xuống chừng xấp xỉ. Bóng tối của rừng già như một trò chơi của trái tim. Khoảng khuya, trên các ngọn rừng, gió Tây Nam cuốn những đám mây xám xịt về một góc và thổi bay đi. Gió thổi lồng lộng những cành lá ngụy trang trên nóc xe hoen rỉ. Trên đầu chúng tôi, bầu trời đêm phía trên trở nên trong vắt, cao vời vợi, trong sâu thẳm mơ hồ vọng lên tiếng chim kêu. Nhưng ở phía sau rừng, sương trắng cứ tuôn ra từ hư không. Dòng sông bên trái đường bỗng biến mất, chỉ còn lại một màn sương trắng phủ kín, chỉ thỉnh thoảng thấy một ngọn rừng, ngọn núi đá bên kia sông nhô lên, đen kịt giữa một màu trắng xóa.
Xe tôi chạy trên lớp sương bềnh bồng. Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc. Khung cửa xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng. Không hiểu sao, lúc ấy, như có một niềm tin vô cớ mà chắc chắn từ trong không gian ùa tới tràn ngập cả lòng tôi. Tôi tin chắc chắn người con gái đang ngồi cạnh mình là Nguyệt, chính người mà chị tôi thường nhắc đến. Chốc chốc, tôi lại đưa mắt liếc về phía Nguyệt, thấy từng sợi tóc của Nguyệt đều sáng lên. Mái tóc thơm ngát, dày và trẻ trung làm sao! Bất ngờ, Nguyệt quay về phía tôi và hỏi một câu gì đó. Tôi không kịp nghe rõ vì đôi mắt tôi đã choáng ngợp như vừa trông vào ảo ảnh. Trăng sáng soi thẳng vào khuôn mặt Nguyệt làm cho khuôn mặt tươi mát ngời lên và đẹp lạ thường! Tôi vội nhìn thẳng vào đoạn đường đầy ổ gà, không dám nhìn Nguyệt lâu. Từng khúc đường trước mặt cũng thếp từng mảnh ánh trăng...
– Anh nhỉ? Có phải không nhỉ...
– Cô hỏi gì?
– Em hỏi có phải các anh lái xe đi nhiều nơi, chắc hẳn quen biết nhiều người lắm?
– Đời lái xe chúng tôi như vạc ấy, cô ạ! Nay rừng này, mai qua suối kia, nhưng tháng này sang tháng khác vẫn làm bạn với đường, với trăng thôi.
Chẳng biết lúc ấy ai mới móc miệng cho mà tôi bỗng trở nên ăn nói văn vẻ đến thế! Quá nửa đêm, chúng tôi đến gần cầu Đá Xanh thì trăng lặn. Chúng tôi không nói chuyện nữa. Mảnh trăng đã khuất hẳn xuống khu rừng ở sau lưng. Tôi bật chiếc bóng đèn quả dưa cho sáng hơn và bảo Nguyệt:
– Cô chú ý nghe hộ, từ đây đường thường có máy bay.
Nguyệt vẫn thản nhiên ngồi nhìn ra ngoài:
– Anh cứ yên tâm, đoạn này, em quen lắm!
(Trích Mảnh trăng cuối rừng, Nguyễn Minh Châu – Truyện ngắn,
NXB Văn học, Hà Nội, 2003, tr. 54,55)
Xác định ngôi kể trong đoạn trích.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Chỉ ra những hình ảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả trong đoạn trích.
Lời giải của GV VietJack
Câu 3:
Nêu tác dụng của phép tu từ so sánh trong câu văn: “Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc. Khung cửa xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng”.
Lời giải của GV VietJack
– Phép so sánh: Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc.
– Tác dụng:
+ Tăng tính gợi hình, gợi cảm, tạo sự hấp dẫn cho đoạn văn.
+ Làm nổi bật vẻ đẹp trong sáng của ánh trăng rừng, qua đó gián tiếp làm nổi bật vẻ đẹp của cô gái tên Nguyệt (trăng).Câu 4:
Nhận xét về vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong đoạn trích.
Lời giải của GV VietJack
Câu 5:
Nội dung văn bản gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Lời giải của GV VietJack
– Ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn tuổi trẻ đầy vô tư, nhiều hoài bão, rất đỗi sáng trong, lãng mạn, chan chứa yêu thương ngay giữa cuộc chiến cam go với kẻ thù.
– Nhà văn thấu hiểu những gian khổ mà những người lính, những cô gái thanh niên xung phong phải vượt qua và trân trọng ngợi ca tình yêu đôi lứa lãng mạn nảy nở giữa cuộc chiến gian khổ, đầy khốc liệt.Câu 6:
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) cảm nhận nỗi nhớ của nhân vật trữ tình trong bài thơ sau:
Nắng hè đỏ hoa gạo
Nước sông Thương trôi nhanh
Trên đường quê rảo bước
Gió nam giỡn lá cành.
Bỗng tiếng chim tu hú
Đưa từ vườn vải xa
Quả bắt đầu chín lự
Ngọt như nỗi nhớ nhà.
Cha già thêm tóc bạc
Chống gậy bước lên đồi
Thương một mùa vải đỏ
Má hồng con đang tươi.
Có chàng qua dạm ngõ
Bỗng khói lửa ngút trời
Con đi đêm súng nổ
Vải rụng bến sông trôi...
Rồi tiếng chim tu hú
Vang suốt những mùa hè
Con đi dài thương nhớ
Mười năm chửa về quê.
Tu hú ơi tu hú
Kêu hoài chi vườn xanh?
Ta còn đi đi nữa
Như dòng sông trôi nhanh
Nhắn với chim tu hú
Cha già vui đợi mong
Mười năm trong khói lửa
Má con dù nhạt hồng
Nhưng bao nhiêu em gái
Đẹp lên mùa vải chín ven sông
(Tiếng chim tu hú, Anh thơ, Theo Thơ Bắc Giang thế kỉ XX,
NXB Hội Nhà văn, 2002, tr.53)
* Anh Thơ sinh tại thị trấn Ninh Giang, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương; quê quán: thị xã Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Cha bà là một nhà nho đậu tú tài và ra làm công chức cho Pháp nên phải thuyên chuyển nhiều nơi, Anh Thơ cũng phải đổi trường học từ Hải Dương sang Thái Bình rồi về lại Bắc Giang mà vẫn chưa qua bậc tiểu học. Ban đầu, bà lấy bút danh Hồng Anh, sau mới đổi thành Anh Thơ.
Bài thơ nổi tiếng Tiếng chim tu hú được in lần đầu trong tập thơ Những cánh chim câu (1960). Từ đó đến nay, bài thơ xuất hiện nhiều lần trong các tuyển tập thơ khác nhau, chứng tỏ sức sống và vẻ đẹp bền lâu của nó.
Lời giải của GV VietJack
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn: Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoăc song hành. |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về nỗi nhớ của nhân vật trữ tình. |
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: – Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: + Nỗi nhớ quê hương với không gian rộng, có dòng sông, triền đê và tiếng chim tu hú còn vang vọng trong tiềm thức. + Nỗi nhớ hiện lên cụ thể và không gian hẹp hơn – nhớ gia đình, nơi còn người cha tóc bạc, đang từng ngày “chống gậy bước lên đồi”, hướng ánh nhìn về vùng kháng chiến, nơi ấy có người con gái thương yêu, người con gái bé bỏng “má hồng con đang tươi”. + Nỗi nhớ quê hương hòa quyện với ý thức về sứ mệnh của người chiến sĩ cách mạng. |
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: – Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận: Cảm nhận về nỗi nhớ của nhân vật trữ tình. – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. |
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. |
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
Câu 7:
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) với chủ đề: Yêu những điều giản dị trong cuộc sống.
Lời giải của GV VietJack
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội. |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Yêu những điều giản dị trong cuộc sống. |
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận của bài viết: – Xác định được các ý chính của bài viết. – Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: * Mở bài: Giới thiệu được vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề nghị luận. * Thân bài: + Giải thích “Những điều giản dị”: là những điều giản đơn, nhỏ bé, gần gũi xung quanh nhưng lại có ý nghĩa trong cuộc sống. Yêu những điều giản dị là một lối sống tích cực trong cuộc sống ngày hôm nay. + Nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau: • Yêu những điều giản dị là yêu cuộc sống đời thường với những âm thanh trò chuyện của gia đình, bạn bè; yêu những bông hoa dại nhỏ bé mà điểm tô cho đời;… • Yêu những điều giản dị là yêu cuộc sống giản đơn và biết đủ, biết trân quý những gì mình đang có. + Ý nghĩa của việc yêu những điều giản dị: • Làm nên một cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa, bởi lẽ hạnh phúc thường đến từ những điều giản đơn: bữa ăn ấm cúng bên gia đình, những lời động viên an ủi; những tiếng cười;… • Giúp con người cân bằng cuộc sống, hài lòng với những gì mình đang có, từ đó hướng tới những cảm xúc tích cực: lạc quan, yêu đời, tin vào những giá trị tốt đẹp giữa đời thường. • Tạo ra sự cân bằng, phát triển bền vững của toàn xã hội. + Dẫn chứng chứng minh. + Mở rộng vấn đề: Yêu những điều giản dị là cách sống tích cực. Nhưng không có nghĩa giành thời gian cho những thứ tầm thường, vụn vặt. + Bài học nhận thức, hành động cho bản thân: Sống chậm lại để cảm nhận được cuộc đời; hãy yêu thương nhiều hơn;… * Kết bài: Khái quát vấn đề nghị luận. |
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: – Triển khai ít nhất được hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân. – Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. Lưu ý: HS có thể trình bày suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. |
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. |
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Chỉ ra những hình ảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả trong đoạn trích.
Câu 2:
Nêu tác dụng của phép tu từ so sánh trong câu văn: “Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc. Khung cửa xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng”.
Câu 4:
Nội dung văn bản gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Câu 5:
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) cảm nhận nỗi nhớ của nhân vật trữ tình trong bài thơ sau:
Nắng hè đỏ hoa gạo
Nước sông Thương trôi nhanh
Trên đường quê rảo bước
Gió nam giỡn lá cành.
Bỗng tiếng chim tu hú
Đưa từ vườn vải xa
Quả bắt đầu chín lự
Ngọt như nỗi nhớ nhà.
Cha già thêm tóc bạc
Chống gậy bước lên đồi
Thương một mùa vải đỏ
Má hồng con đang tươi.
Có chàng qua dạm ngõ
Bỗng khói lửa ngút trời
Con đi đêm súng nổ
Vải rụng bến sông trôi...
Rồi tiếng chim tu hú
Vang suốt những mùa hè
Con đi dài thương nhớ
Mười năm chửa về quê.
Tu hú ơi tu hú
Kêu hoài chi vườn xanh?
Ta còn đi đi nữa
Như dòng sông trôi nhanh
Nhắn với chim tu hú
Cha già vui đợi mong
Mười năm trong khói lửa
Má con dù nhạt hồng
Nhưng bao nhiêu em gái
Đẹp lên mùa vải chín ven sông
(Tiếng chim tu hú, Anh thơ, Theo Thơ Bắc Giang thế kỉ XX,
NXB Hội Nhà văn, 2002, tr.53)
* Anh Thơ sinh tại thị trấn Ninh Giang, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương; quê quán: thị xã Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Cha bà là một nhà nho đậu tú tài và ra làm công chức cho Pháp nên phải thuyên chuyển nhiều nơi, Anh Thơ cũng phải đổi trường học từ Hải Dương sang Thái Bình rồi về lại Bắc Giang mà vẫn chưa qua bậc tiểu học. Ban đầu, bà lấy bút danh Hồng Anh, sau mới đổi thành Anh Thơ.
Bài thơ nổi tiếng Tiếng chim tu hú được in lần đầu trong tập thơ Những cánh chim câu (1960). Từ đó đến nay, bài thơ xuất hiện nhiều lần trong các tuyển tập thơ khác nhau, chứng tỏ sức sống và vẻ đẹp bền lâu của nó.
Câu 6:
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) với chủ đề: Yêu những điều giản dị trong cuộc sống.
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 7)
về câu hỏi!