Câu hỏi:
14/12/2024 321I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Khi mùa xuân đến mắt em
Bỗng dưng biển sóng trào lên ngang trời
Dâng theo cả chín trận cười
Đậu chênh vênh bến mi dài rợp xanh
Khi mùa xuân đến mắt anh
Chon von dòng tóc em thành sông xa
Bên này sông
đỏ phù sa
Bên kia sông
trắng nhập nhòa khói sương
Em thường khấn nguyện mười phương
Mà quên cánh gió dặm đường xuân đi
Đến nơi em cát khô lì
Gọi em em mải miết gì không thưa
Đến nơi anh ứa dòng mưa
Gạn trăm bến đục
xuân chờ trong em.
(Hoàng Cầm, Khi mùa xuân đến, in trong 99 tình khúc, NXB Văn học, 1996)
Xác định đối tượng trữ tình trong văn bản.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Chỉ ra sự khác biệt giữa hai hình ảnh “Bên này sông” và “Bên kia sông” trong văn bản.
Lời giải của GV VietJack
Khác biệt giữa hai hình ảnh “Bên này sông” và “Bên kia sông” trong văn bản:
+Bên này sông: đỏ phù sa.
+ Bên kia sông: trắng nhập nhòa khói sương.Câu 3:
Phân tích tác dụng biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu thơ:
Khi mùa xuân đến mắt anh
Chon von dòng tóc em thành sông xa.
Lời giải của GV VietJack
– Tác dụng biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu thơ:
+ Gợi ra hình ảnh, tạo nên cảm xúc cho câu thơ.
+ Diễn tả sự mềm mại, tha thướt của mái tóc người thiếu nữ vừa cao quý vừa xa vời.Câu 4:
Giải thích hình ảnh “bến đục” được tác giả miêu tả trong dòng thơ “Gạn trong bến đục/Xuân chờ trong em”.
Lời giải của GV VietJack
Câu 5:
Anh/chị rút ra được điều gì khi đọc hai câu thơ: “Em thường khấn nguyện mười phương/ Mà quên cánh gió dặm đường xuân đi”. Giải thích lí do.
Lời giải của GV VietJack
Học sinh có thể tự rút ra bài học cho bản thân nhưng cần lí giải hợp lí dựa trên việc hiểu nội dung câu thơ.
(Gợi ý: Trân trọng những gì hiện tại, không đặt ra mục tiêu cao xa, chú trọng những trải nghiệm trong cuộc đời,…)Câu 6:
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Lời giải của GV VietJack
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn: Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoăc song hành. |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tâm trạng chủ thể trữ tình được thể hiện trong phần Đọc hiểu. |
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: – Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: Tâm trạng chủ thể trữ tình vừa ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của “em” vừa hờn trách em. Anh thì khao khát tìm đến em nhưng em thì hờ hững, vô tâm. – Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn. – HS có thể triển khai 2 – 3 ý đầy đủ, trọn vẹn thì cho điểm tối đa. |
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: – Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. |
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. |
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
Câu 7:
Câu 2. (4,0 điểm)
Theo anh/chị nỗi buồn có ích hay có hại cho bản thân? Trình bày suy nghĩ của bản thân qua một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ).
Lời giải của GV VietJack
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội. |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nỗi buồn có ích hay có hại cho bản thân? |
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận của bài viết: – Xác định được các ý chính của bài viết. – Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: * Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề. * Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận theo các ý chính: + Giải thích vấn đề nghị luận. + Thể hiện quan điểm của người viết, có thể theo một số gợi ý sau: • Giải thích nỗi buồn: đó là trạng thái tâm lí, cảm xúc không vui khi con người gặp những mất mát, rủi ro không mong muốn,… • HS có thể khẳng định nỗi buồn vừa có ích vừa có hại: Có ích: Buồn tránh được bệnh vô cảm, thanh lọc con người, con người biết vượt qua chính những tổn thương bản thân sống mạnh mẽ hơn. Có hại: Nỗi buồn không vượt qua được gây ảnh hưởng xấu, con người ủy mị, yếu đuối trở nên tiêu cực. + Bàn luận mở rộng: Cần phải có biện pháp hay cách thức để vượt qua nỗi buồn để sống tích cực. * Kết bài: Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân. |
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: – Triển khai ít nhất được hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân. – Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. Lưu ý: HS có thể trình bày suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. |
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. |
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Chỉ ra sự khác biệt giữa hai hình ảnh “Bên này sông” và “Bên kia sông” trong văn bản.
Câu 2:
Phân tích tác dụng biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu thơ:
Khi mùa xuân đến mắt anh
Chon von dòng tóc em thành sông xa.
Câu 3:
Giải thích hình ảnh “bến đục” được tác giả miêu tả trong dòng thơ “Gạn trong bến đục/Xuân chờ trong em”.
Câu 4:
Anh/chị rút ra được điều gì khi đọc hai câu thơ: “Em thường khấn nguyện mười phương/ Mà quên cánh gió dặm đường xuân đi”. Giải thích lí do.
Câu 5:
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Câu 6:
Câu 2. (4,0 điểm)
Theo anh/chị nỗi buồn có ích hay có hại cho bản thân? Trình bày suy nghĩ của bản thân qua một bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ).
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 41)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn có đáp án (Đề số 49)
về câu hỏi!