Câu hỏi:
14/12/2024 903I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Kiên trì là một phẩm chất quan trọng trong cuộc sống mà chúng ta cần phải trau dồi và phát triển. Lòng kiên trì đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được thành công và vượt qua khó khăn. Kiên trì giúp chúng ta tiếp tục nỗ lực mặc dù gặp phải trở ngại, thất bại và khó khăn.
Kiên trì là cầu nối để thực hiện lí tưởng, là bến phà và là nấc thang dẫn đến thành công. Như một hạt giống được gieo phải mất một thời gian để nảy mầm và phát triển thành cây rồi cho trái. Kiên trì yêu cầu sự kiên nhẫn và sự lâu dài. Đôi khi chúng ta có thể gặp phải một thách thức lớn và cảm thấy muốn từ bỏ. Tuy nhiên, nếu chúng ta giữ vững lòng kiên trì, chúng ta có thể vượt qua mọi trở ngại và đạt được mục tiêu của mình.
Một điển hình về lòng kiên trì là Thô-mát Ê-đi-xơn (Thomas Edison), nhà phát minh người Mỹ. Ông đã thử nghiệm hơn 1000 vật liệu khác nhau trước khi tìm ra vật liệu thích hợp để làm ra chiếc bóng đèn điện đầu tiên. Thay vì coi những thất bại là thất bại, ông coi chúng là những bước tiến trong việc tìm đến thành công. Bằng lòng kiên trì, ông đã trở thành một trong những nhà phát minh lỗi lạc nhất trong lịch sử.
Trong quá trình đạt đến mục tiêu, có thể xuất hiện những thời điểm mất động lực và tự tin. Hãy tự an ủi bản thân và đặt một hệ thống động viên để tiếp tục điều đã bắt đầu. Ghi nhận những thành tựu nhỏ và tiến bộ đã đạt được để duy trì động lực và niềm tin cho bản thân.
Kiên trì không chỉ đòi hỏi chúng ta kiên nhẫn và nhẫn nại, mà còn yêu cầu sự chăm chỉ và có tinh thần cống hiến. Hãy không ngừng nỗ lực để đạt đến mục tiêu của mình.
(Nguyễn Lân Dũng, Lòng kiên trì, dẫn theo daidoanket.vn, ngày 10-7-2023)
Đoạn trích trên bàn về vấn đề gì?
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
– Đoạn trích có sử dụng một số biện pháp tu từ sau: liệt kê (câu 2 đoạn 1), so sánh và liệt kê (câu 2 đoạn 2), tương phản (câu 3 đoạn 3).
– HS nêu tác dụng của một trong các biện pháp tu từ trên.Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
– Đoạn trích có sử dụng một số biện pháp tu từ sau: liệt kê (câu 2 đoạn 1), so sánh và liệt kê (câu 2 đoạn 2), tương phản (câu 3 đoạn 3).
– HS nêu tác dụng của một trong các biện pháp tu từ trên.Câu 4:
Trong đoạn trích, tác giả đã thể hiện quan điểm, thái độ gì đối với Thô-mát Ê-đi-xơn?
Lời giải của GV VietJack
Câu 5:
Bằng trải nghiệm của bản thân, anh/chị hãy nêu 01 ví dụ để làm sáng tỏ ý kiến của tác giả: “... nếu chúng ta giữ vững lòng kiên trì, chúng ta có thể vượt qua mọi trở ngại và đạt được mục tiêu của mình.”. Trả lời trong khoảng 7 – 10 dòng.
Lời giải của GV VietJack
– HS bằng trải nghiệm của bản thân, nêu được một ví dụ để làm sáng tỏ ý kiến của tác giả. Nội dung câu trả lời cần chỉ rõ: Ai? Ở đâu? Làm việc gì? Người đó gặp phải trở ngại nào và đã kiên trì ra sao? Người đó đã đạt được mục tiêu của mình như thế nào?
– Độ dài câu trả lời theo số dòng quy định.Câu 6:
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của mình về ý kiến: “Kiên trì là cầu nối để thực hiện lí tưởng, là bến phà và là nấc thang dẫn đến thành công.” trong phần Đọc hiểu.
Lời giải của GV VietJack
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn: Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoăc song hành. |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Kiên trì là cầu nối để thực hiện lí tưởng, là bến phà và là nấc thang dẫn đến thành công. |
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: – Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: * Mở đoạn: Ghi lại ý kiến đã nêu và khái quát quan điểm của bản thân về ý kiến đó. * Thân đoạn: + Giải thích ý kiến: Tác giả dùng cách nói hình ảnh, ví von để khẳng định lòng kiên trì là một “phương tiện” hữu hiệu đưa con người đi tới những mục tiêu mà họ mong muốn. + Nêu suy nghĩ của bản thân: • Ý kiến đúng đắn ở chỗ đã ghi nhận và khẳng định những người có lòng kiên trì sẽ vượt qua được mọi khó khăn, thử thách; khích lệ, động viên mọi người cần kiên trì đối diện và vượt qua những trở ngại, không ngừng khám phá những điều mới mẻ để mang lại những giá trị tốt đẹp cho bản thân và nhân loại. • Tuy nhiên, kiên trì không có nghĩa là ngoan cố, bất chấp tất cả để thực hiện những điều mình mong muốn. • Kêu gọi mọi người cần rèn luyện lòng kiên trì cho bản thân, phân biệt những việc nên kiên trì và những việc cần thiết phải từ bỏ, buông bỏ (nếu không cần thiết và có ý nghĩa); không ngoan cố, liều lĩnh, bất chấp tất cả trong việc thực hiện những ước vọng của bản thân hay giải quyết những khó khăn, thử thách. * Kết đoạn: Khẳng định lại quan điểm của bản thân về ý kiến đã nêu. – Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn. – HS có thể triển khai 2 – 3 ý đầy đủ, trọn vẹn thì cho điểm tối đa. |
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: – Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. |
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. |
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
Câu 7:
Câu 2. (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích bài thơ Cảnh chiều hôm (Hồ Chí Minh) để làm sáng tỏ một số đặc điểm của các bài thơ trong tập Nhật kí trong tù: chủ yếu viết bằng thể thơ tứ tuyệt Đường luật, câu chữ rất cô đọng, hàm súc; cách viết vừa cổ điển vừa hiện đại; nhiều tứ thơ độc đáo, nhiều hình ảnh gợi cảm, sáng tạo.
CẢNH CHIỀU HÔM
(Vãn cảnh)
Phiên âm:
Mai khôi hoa khai hoa hựu tạ,
Hoa khai hoa tạ lưỡng vô tình;
Hoa hương thấu nhập lung môn lí,
Hướng tại lung nhân tố bất bình.
Dịch nghĩa:
Hoa hồng nở hoa hồng lại tàn,
Hoa nở hoa tàn đều vô tình;
Hương thơm bay vào thấu trong ngục,
Tới kể với người trong ngục nỗi bất bình.
Dịch thơ:
Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng,
Hoa tàn, hoa nở cũng vô tình;
Hương hoa bay thấu vào trong ngục,
Kể với tù nhân nỗi bất bình.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 3,
(Nam Trân dịch), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2000, tr. 431)
Lời giải của GV VietJack
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận văn học. |
0,25 |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích bài thơ Cảnh chiều hôm (Hồ Chí Minh) |
0,5 |
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận của bài viết: – Xác định được các ý chính của bài viết. – Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: * Mở bài: Khẳng định bài thơ Cảnh chiều hôm mang đầy đủ những nét đặc sắc nghệ thuật của tập Nhật kí trong tù và dẫn ra ý kiến. * Thân bài: + Giải thích ý kiến: • Thơ tứ tuyệt Đường luật, cô đọng, hàm súc là gì? • Cách viết vừa cổ điển vừa hiện đại nghĩa là như thế nào? • Tứ thơ độc đáo, hình ảnh gợi cảm, sáng tạo,... ra sao? • Khẳng định ý kiến đã khái quát được những nét đặc sắc về nghệ thuật của các bài thơ trong tập Nhật kí trong tù. + Phân tích bài Cảnh chiều hôm để làm sáng tỏ ý kiến: • Phân tích làm rõ đặc điểm thể thơ và sự cô đọng, hàm súc được cụ thể hóa trong bài thơ. • Phân tích làm rõ đặc điểm về cách viết (vừa cổ điển, vừa hiện đại) qua bài thơ. • Phân tích làm rõ đặc điểm tứ thơ độc đáo, hình ảnh gợi cảm, sáng tạo. Gợi ý: Ở hai câu thơ đầu, tác giả ghi lại một hiện tượng: hoa hồng nở hay rụng đều không được chú ý; con người vô tình trước việc hoa nở hay tàn. Ở hai câu thơ sau, tác giả nhân hóa hương hoa bay vào trong ngục để kể với người tù về sự bất bình trước thái độ vô tình ấy của con người. Hoa hồng nở hay tàn, hương hoa là những hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho cái đẹp – cái đẹp “nở” hay “tàn” thì con người cũng mặc kệ, hờ hững, thờ ơ, vô cảm. Qua đó, tác giả thể hiện sự trân trọng với cái đẹp; phê phán sự vô tình của con người đối với cái đẹp ở đời. * Kết bài: Khẳng định bài thơ Cảnh chiều hôm là bài thơ tiêu biểu cho những đặc điểm nghệ thuật của nhiều bài trong tập Nhật kí trong tù, thể hiện rõ phong cách thơ của tác giả Hồ Chí Minh. |
1,0 |
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: – Triển khai ít nhất được hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân. – Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. Lưu ý: HS có thể trình bày suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. |
1,5 |
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. |
0,25 |
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,5 |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Câu 3:
Trong đoạn trích, tác giả đã thể hiện quan điểm, thái độ gì đối với Thô-mát Ê-đi-xơn?
Câu 4:
Bằng trải nghiệm của bản thân, anh/chị hãy nêu 01 ví dụ để làm sáng tỏ ý kiến của tác giả: “... nếu chúng ta giữ vững lòng kiên trì, chúng ta có thể vượt qua mọi trở ngại và đạt được mục tiêu của mình.”. Trả lời trong khoảng 7 – 10 dòng.
Câu 5:
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của mình về ý kiến: “Kiên trì là cầu nối để thực hiện lí tưởng, là bến phà và là nấc thang dẫn đến thành công.” trong phần Đọc hiểu.
Câu 6:
Câu 2. (4,0 điểm)
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích bài thơ Cảnh chiều hôm (Hồ Chí Minh) để làm sáng tỏ một số đặc điểm của các bài thơ trong tập Nhật kí trong tù: chủ yếu viết bằng thể thơ tứ tuyệt Đường luật, câu chữ rất cô đọng, hàm súc; cách viết vừa cổ điển vừa hiện đại; nhiều tứ thơ độc đáo, nhiều hình ảnh gợi cảm, sáng tạo.
CẢNH CHIỀU HÔM
(Vãn cảnh)
Phiên âm:
Mai khôi hoa khai hoa hựu tạ,
Hoa khai hoa tạ lưỡng vô tình;
Hoa hương thấu nhập lung môn lí,
Hướng tại lung nhân tố bất bình.
Dịch nghĩa:
Hoa hồng nở hoa hồng lại tàn,
Hoa nở hoa tàn đều vô tình;
Hương thơm bay vào thấu trong ngục,
Tới kể với người trong ngục nỗi bất bình.
Dịch thơ:
Hoa hồng nở hoa hồng lại rụng,
Hoa tàn, hoa nở cũng vô tình;
Hương hoa bay thấu vào trong ngục,
Kể với tù nhân nỗi bất bình.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 3,
(Nam Trân dịch), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2000, tr. 431)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 7)
về câu hỏi!