Câu hỏi:

14/12/2024 412

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Năm mươi sáu ngày đêm bom gầm pháo giội,

Ta mới hiểu thế nào là đồng đội.

Đồng đội ta

là hớp nước uống chung

Nắm cơm bẻ nửa

Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa

Chia khắp anh em một mẩu tin nhà

Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp

Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết.

 

Bạn ta đó

Ngã trên dây thép ba tầng

Một bàn tay chưa rời báng súng,

Chân lưng chừng nửa bước xung phong.

Ôi những con người mỗi khi nằm xuống

Vẫn nằm trong tư thế tiến công!

            (Giá từng thước đất, Chính Hữu, https://www.thivien.net)

* Chính Hữu (15/12/1926 - 27/11/2007) tên thật là Trần Đình Đắc, sinh tại Vinh, là nhà thơ quân đội thực thụ cả ở phía tác giả lẫn tác phẩm.

* Đề tài thơ hầu hết là đề tài đánh giặc, nhân vật trung tâm là anh bộ đội. Tình cảm quán xuyến trong toàn bộ thơ Chính Hữu là tình cảm người lính, trong đó lòng yêu Tổ quốc và tình đồng chí là hai chủ đề hay được đề cập.

Văn bản trên viết theo thể thơ nào?

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack
Thể thơ: Tự do.

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Xác định chủ thể trữ tình của văn bản trên.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Chủ thể trữ tình: Tác giả.

Câu 3:

Những hình ảnh: “Trưa nắng, chiều mưa, chiến hào chật hẹp, cái chết” gợi cho em liên tưởng đến điều gì về cuộc sống, chiến đấu của những người lính?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Liên tưởng đến: sự khó khăn, vất vả của những ngày kháng chiến.

Câu 4:

Nêu tác dụng của phép tu từ nói giảm, nói tránh trong hai câu thơ sau:

Ôi những con người mỗi khi nằm xuống

Vẫn nằm trong tư thế tiến công!

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

– Tác dụng biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh:

+ Làm cho câu thơ sinh động hấp dẫn, giàu sức gợi hình, gợi cảm...

+ Thể hiện sự tiếc thương về cái chết của người lính; lời nhắn gửi về lòng biết ơn của tác giả dành cho những người lính.

Câu 5:

Qua đoạn thơ, em cảm nhận được gì về vẻ đẹp người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp ?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

– HS trình bày được cảm nhận của mình về vẻ đẹp người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Gợi ý:

+ Quả cảm, hi sinh anh dũng.

+ Tinh thần đồng chí, đồng đội bền chặt.

+ …

Câu 6:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nét đặc sắc nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Quang Sáng trong truyện ngắn sau:

BÀI HỌC TUỔI THƠ

Thằng con tôi 11 tuổi, học lớp sáu. Qua mùa thi chuyển cấp, nhân một buổi chiều cho con đi chơi mát, nó kể... Đang hỏi nó về chuyện thi cử, nó chợt hỏi lại tôi:

– Ba! Có bao giờ thấy có một bài luận văn nào điểm không không ba? Con số không cô cho bự bằng quả trứng gà. Không phải cho bên lề, mà một vòng tròn giữa trang giấy. Thiệt đó ba. Chuyện ngay trong lớp của con, chứ không phải con nghe kể đâu.

Tôi chưa kịp hỏi, nó tiếp:

– Còn thua ba nữa đó, ba. Ít nhứt ba cũng được nửa điểm. Còn thằng bạn của con, con số không bự như quả trứng.

Thằng con tôi ngửa mặt cười, có lẽ nó thấy thú vị vì thời học trò của ba nó ít nhứt cũng hơn được một đứa.

Số là cách đây vài năm, có một nhà xuất bản gởi đến các nhà văn nhà thơ quen biết trong cả nước một câu hỏi, tôi còn nhớ đại ý, nhà văn nhà thơ thời thơ ấu học văn như thế nào, nhà xuất bản in thành sách “Nhà văn học văn”. Đọc qua, nghe các nhà văn nhà thơ kể, tất nhiên là mỗi người có mỗi cuộc đời, mỗi người mỗi giọng văn, nhìn chung thì người nào, lúc còn đi học, cũng có khiếu văn, giỏi văn. Nếu không thì lấy gì làm cơ sở để sau này trở thành nhà văn? Rất lô-gích và rất là tự nhiên vậy. Duy chỉ có bài của tôi hơi khác, có gì như ngược lại. Tôi kể, hồi tôi học ở trường trung học Nguyễn Văn Tố (1948 - 1950), tôi là một học sinh trung bình, về môn văn không đến nỗi liệt vào loại kém, nhưng không có gì tỏ ra là người có khiếu văn chương. Và có một lần, bài luận văn của tôi chỉ được có một điểm trên hai mươi (1/20). Đó là kỉ niệm không quên trong đời học sinh của tôi, môn văn.

Khi con tôi đọc bài văn đó, con tôi hỏi:

– Sao bây giờ ba là nhà văn? Và bạn bè cũng hỏi như vậy. Tôi cũng đã tự lí giải về mình, và lời giải cũng đã in vào sách rồi, xin không nhắc lại.

Tôi hỏi con tôi:

– Luận văn cô cho khó lắm hay sao mà bạn con bị không điểm.

– Luận văn cô cho “Trò hãy tả buổi làm việc ban đêm của bố”.

– Con được mấy điểm?

– Con được sáu điểm.

– Con tả ba như thế nào?

– Thì ba làm việc làm sao thì con tả vậy.

– Mấy đứa khác, bạn của con?

Thằng con tôi như chợt nhớ, nó liến thoắng:

– A! Có một thằng ba nó không hề làm việc ban đêm mà nó cũng được sáu điểm đó ba.

– Đêm ba nó làm gì?

– Nó nói, đêm ba nó toàn đi nhậu.

– Nó tả ba nó đi nhậu à?

– Dạ không phải. Ba nó làm việc ban ngày nhưng khi nó tả thì nó tả ba nó làm việc ban đêm, ba hiểu chưa?

– Còn thằng bạn bị không điểm, nó tả như thế nào?

– Nó không tả không viết gì hết, nó nộp giấy trắng cho cô.

– Sao vậy?

Hôm trả lại bài cho lớp, cô gọi nó lên, cô giận lắm, ba. Cô hét: “Sao trò không làm bài”. Nó cúi đầu làm thinh. Cô lại hét to hơn: “Hả?”. Nó cũng làm thinh. Tụi con ngồi dưới, đứa nào cũng run.

– Nó là học trò loại “cá biệt” à?

– Không phải đâu ba, học trò tiên tiến đó ba.

– Sao nữa? Nó trả lời cô giáo như thế nào?

Nó cứ làm thinh. Tức quá, cô mới quất cây thước xuống bàn cái chát: “Sao trò không làm bài?”. Tới lúc đó nó mới nói: “Thưa cô, con không có ba”. Nghe nó nói, hai con mắt của cô con mở tròn như hai cái tô. Cô đứng sững như trời trồng vậy ba!

Tôi bỗng nhập vai là cô giáo. Tôi thấy mình ngã qụy xuống trước đứa học trò không có ba.

Sau đó cô và cả lớp mới được biết, em mồ côi cha khi vừa mới lọt lòng mẹ. Ba em hi sinh trên chiến trường biên giới. Từ ấy, má em ở vậy, tần tảo nuôi con...

Có người hỏi em: “Sao mày không tả ba của đứa khác”. Em không đáp, cúi đầu, hai giọt nước mắt chảy dài xuống đôi má.

Chuyện của đứa học trò bị bài văn không điểm đã để lại trong tôi một nỗi đau. Em bị không điểm, nhưng với tôi, người viết văn là một bài học, bài học trung thực. Sáng tạo không đồng nghĩa với bịa đặt.

Giữa những dòng chữ bịa đặt và trang giấy trắng, tôi xin để trang giấy trắng trung thực trên bàn viết.

(Mùa thu, 1990 - Truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng, timsach.vn)

* Nguyễn Quang Sáng (1932-2014): Ông bắt đầu viết truyện từ năm 1954. Các tác phẩm tiêu biểu: Người con đi xa, Chiếc lược ngà, Người quê hương, Bông cẩm thạch… Ông thường viết về cuộc sống và con người Nam Bộ. Truyện của ông thường rất giản dị vừa hiện đại và có âm hưởng, có cốt truyện và các tình huống hết sức đặc sắc, giàu kịch tính.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn:

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoăc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nét đặc sắc nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Quang Sáng trong truyện ngắn Bài học tuổi thơ.

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận:

– Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:

* Mở đoạn: Giới thiệu được tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận

* Thân đoạn: Phân tích đặc sắc nghệ thuật kể chuyện:

Gợi ý:

+ Xây dựng cốt truyện đơn giản, tình huống truyện tự nhiên.

+ Ngôi kể thứ nhất: giúp câu chuyện trở nên chân thực nhưng vẫn mang tính khách quan.

+ Ngôn ngữ truyện mang đậm chất Nam Bộ.

+ Giọng kể tự nhiên có phần hóm hỉnh nhưng ẩn sau câu chuyện là triết lí về lòng trung thực.

* Kết đoạn: Đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản.

d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

đ. Diễn đạt:

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Câu 7:

Anh/chị hãy viết bài văn khoảng 600 chữ trình bày ý kiến về việc sống có kỉ luật.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội.    

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Về việc sống có kỉ luật.

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận của bài viết:

– Xác định được các ý chính của bài viết.

– Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:

* Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.

* Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận:

+ Giải thích khái niệm: Nghịch cảnh là hoàn cảnh không thuận lợi, không bình thường mà chứa đựng những éo le, ngang trái, khó khăn trong một lĩnh vực nào đó của cuộc sống con người.

+ Thể hiện quan điểm của người viết có thể triển khai ý theo gợi ý sau: cuộc sống đói nghèo, thiên tai, chiến tranh, những tai họa bất ngờ…

+ Sự chi phối của nghịch cảnh tới cuộc sống mỗi người: nghịch cảnh là điều hầu như không tránh khỏi trong cuộc sống, tùy theo thái độ của mỗi người mà nghịch cảnh có tác động tích cực hoặc tiêu cực tới cuộc sống của họ.

• Nghịch cảnh có thể trở thành áp lực và động lực tôi luyện ý chí kiên cường của con người, giúp họ có sức mạnh, quyết tâm để có thể chiến thắng, đứng vững và phát triển cao hơn – và mỗi lần chiến thắng con người có thêm sức mạnh, trải nghiệm, có được sự tin tưởng và coi trọng từ những người xung quanh…

• Với những người ngại gian khổ, ý chí bạc nhược, yếu đuối, thiếu tự tin và tự trọng thì nghịch cảnh sẽ là bức tường ngăn họ với tới chiến thắng, họ sẽ chấp nhận thất bại và đầu hàng số phận, đổ lỗi cho hoàn cảnh thay vì đương đầu để vượt qua và chiến thắng nó.

+ Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện vấn đề làm thế nào để chiến thắng nghịch cảnh:

• Chấp nhận đương đầu và vượt qua nó.

• Phát huy cao nhất sức mạnh nội lực của chính bản thân mình, không thụ động, ỷ lại hay cầu cứu sự giúp đỡ từ bên ngoài, sáng suốt bản lĩnh để chấp nhận đương đầu với khó khăn.

• Không nên cao ngạo khước từ sự giúp đỡ chân thành của người thân và bạn bè trên con đường vượt qua khó khăn của nghịch cảnh.

• Không mãn nguyện dừng lại sau mỗi lần chiến thắng, luôn nhớ: khó khăn, nghịch cảnh vẫn thường đồng hành với cuộc sống con người.

* Kết bài: Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.

d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai ít nhất được hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

Lưu ý: HS có thể trình bày suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

đ. Diễn đạt:

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Xác định chủ thể trữ tình của văn bản trên.

Xem đáp án » 14/12/2024 0

Câu 2:

Những hình ảnh: “Trưa nắng, chiều mưa, chiến hào chật hẹp, cái chết” gợi cho em liên tưởng đến điều gì về cuộc sống, chiến đấu của những người lính?

Xem đáp án » 14/12/2024 0

Câu 3:

Nêu tác dụng của phép tu từ nói giảm, nói tránh trong hai câu thơ sau:

Ôi những con người mỗi khi nằm xuống

Vẫn nằm trong tư thế tiến công!

Xem đáp án » 14/12/2024 0

Câu 4:

Qua đoạn thơ, em cảm nhận được gì về vẻ đẹp người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp ?

Xem đáp án » 14/12/2024 0

Câu 5:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích nét đặc sắc nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Quang Sáng trong truyện ngắn sau:

BÀI HỌC TUỔI THƠ

Thằng con tôi 11 tuổi, học lớp sáu. Qua mùa thi chuyển cấp, nhân một buổi chiều cho con đi chơi mát, nó kể... Đang hỏi nó về chuyện thi cử, nó chợt hỏi lại tôi:

– Ba! Có bao giờ thấy có một bài luận văn nào điểm không không ba? Con số không cô cho bự bằng quả trứng gà. Không phải cho bên lề, mà một vòng tròn giữa trang giấy. Thiệt đó ba. Chuyện ngay trong lớp của con, chứ không phải con nghe kể đâu.

Tôi chưa kịp hỏi, nó tiếp:

– Còn thua ba nữa đó, ba. Ít nhứt ba cũng được nửa điểm. Còn thằng bạn của con, con số không bự như quả trứng.

Thằng con tôi ngửa mặt cười, có lẽ nó thấy thú vị vì thời học trò của ba nó ít nhứt cũng hơn được một đứa.

Số là cách đây vài năm, có một nhà xuất bản gởi đến các nhà văn nhà thơ quen biết trong cả nước một câu hỏi, tôi còn nhớ đại ý, nhà văn nhà thơ thời thơ ấu học văn như thế nào, nhà xuất bản in thành sách “Nhà văn học văn”. Đọc qua, nghe các nhà văn nhà thơ kể, tất nhiên là mỗi người có mỗi cuộc đời, mỗi người mỗi giọng văn, nhìn chung thì người nào, lúc còn đi học, cũng có khiếu văn, giỏi văn. Nếu không thì lấy gì làm cơ sở để sau này trở thành nhà văn? Rất lô-gích và rất là tự nhiên vậy. Duy chỉ có bài của tôi hơi khác, có gì như ngược lại. Tôi kể, hồi tôi học ở trường trung học Nguyễn Văn Tố (1948 - 1950), tôi là một học sinh trung bình, về môn văn không đến nỗi liệt vào loại kém, nhưng không có gì tỏ ra là người có khiếu văn chương. Và có một lần, bài luận văn của tôi chỉ được có một điểm trên hai mươi (1/20). Đó là kỉ niệm không quên trong đời học sinh của tôi, môn văn.

Khi con tôi đọc bài văn đó, con tôi hỏi:

– Sao bây giờ ba là nhà văn? Và bạn bè cũng hỏi như vậy. Tôi cũng đã tự lí giải về mình, và lời giải cũng đã in vào sách rồi, xin không nhắc lại.

Tôi hỏi con tôi:

– Luận văn cô cho khó lắm hay sao mà bạn con bị không điểm.

– Luận văn cô cho “Trò hãy tả buổi làm việc ban đêm của bố”.

– Con được mấy điểm?

– Con được sáu điểm.

– Con tả ba như thế nào?

– Thì ba làm việc làm sao thì con tả vậy.

– Mấy đứa khác, bạn của con?

Thằng con tôi như chợt nhớ, nó liến thoắng:

– A! Có một thằng ba nó không hề làm việc ban đêm mà nó cũng được sáu điểm đó ba.

– Đêm ba nó làm gì?

– Nó nói, đêm ba nó toàn đi nhậu.

– Nó tả ba nó đi nhậu à?

– Dạ không phải. Ba nó làm việc ban ngày nhưng khi nó tả thì nó tả ba nó làm việc ban đêm, ba hiểu chưa?

– Còn thằng bạn bị không điểm, nó tả như thế nào?

– Nó không tả không viết gì hết, nó nộp giấy trắng cho cô.

– Sao vậy?

Hôm trả lại bài cho lớp, cô gọi nó lên, cô giận lắm, ba. Cô hét: “Sao trò không làm bài”. Nó cúi đầu làm thinh. Cô lại hét to hơn: “Hả?”. Nó cũng làm thinh. Tụi con ngồi dưới, đứa nào cũng run.

– Nó là học trò loại “cá biệt” à?

– Không phải đâu ba, học trò tiên tiến đó ba.

– Sao nữa? Nó trả lời cô giáo như thế nào?

Nó cứ làm thinh. Tức quá, cô mới quất cây thước xuống bàn cái chát: “Sao trò không làm bài?”. Tới lúc đó nó mới nói: “Thưa cô, con không có ba”. Nghe nó nói, hai con mắt của cô con mở tròn như hai cái tô. Cô đứng sững như trời trồng vậy ba!

Tôi bỗng nhập vai là cô giáo. Tôi thấy mình ngã qụy xuống trước đứa học trò không có ba.

Sau đó cô và cả lớp mới được biết, em mồ côi cha khi vừa mới lọt lòng mẹ. Ba em hi sinh trên chiến trường biên giới. Từ ấy, má em ở vậy, tần tảo nuôi con...

Có người hỏi em: “Sao mày không tả ba của đứa khác”. Em không đáp, cúi đầu, hai giọt nước mắt chảy dài xuống đôi má.

Chuyện của đứa học trò bị bài văn không điểm đã để lại trong tôi một nỗi đau. Em bị không điểm, nhưng với tôi, người viết văn là một bài học, bài học trung thực. Sáng tạo không đồng nghĩa với bịa đặt.

Giữa những dòng chữ bịa đặt và trang giấy trắng, tôi xin để trang giấy trắng trung thực trên bàn viết.

(Mùa thu, 1990 - Truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng, timsach.vn)

* Nguyễn Quang Sáng (1932-2014): Ông bắt đầu viết truyện từ năm 1954. Các tác phẩm tiêu biểu: Người con đi xa, Chiếc lược ngà, Người quê hương, Bông cẩm thạch… Ông thường viết về cuộc sống và con người Nam Bộ. Truyện của ông thường rất giản dị vừa hiện đại và có âm hưởng, có cốt truyện và các tình huống hết sức đặc sắc, giàu kịch tính.

Xem đáp án » 14/12/2024 0

Câu 6:

Anh/chị hãy viết bài văn khoảng 600 chữ trình bày ý kiến về việc sống có kỉ luật.

Xem đáp án » 14/12/2024 0

Bình luận


Bình luận