Câu hỏi:
14/12/2024 651I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
(1) Theo thống kê gần đây, bình quân mỗi người Việt Nam đọc 2,8 cuốn sách và đọc 7,07 tờ báo trong một năm. Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa ra con số: Tỉ lệ người hoàn toàn không đọc sách chiếm tới 26% tỉ lệ người thỉnh thoảng mới cầm sách để đọc 44%, đọc thường xuyên chiếm tỉ lệ 30%. Bạn đọc của thư viện chiếm khoảng 8% đến 10% dân số. So với các nước trong Asean, tỉ lệ này là quá thấp, rất đáng báo động. Một người Thái Lan đọc khoảng 5 cuốn sách 1 năm, một người Malaysia đọc 20 cuốn sách/năm.
(2) Bàn về văn hóa đọc hiện nay của người Việt, PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân, nhà nghiên cứu Dân Tộc, bày tỏ quan điểm: “Không nên máy móc cho rằng đọc sách in mới là văn hóa đọc. Khoa học kĩ thuật phát triển giúp con người có nhiều phương thức tiếp thu tinh hoa, trí tuệ, kiến thức của nhân loại. Tư duy hệ thống là phương pháp tư duy hướng đến mở rộng tầm nhìn, xem xét, đánh giá đối tượng trong mối tương quan tổng thể với môi trường”. Đọc cái gì, bằng phương pháp nào là do mỗi người tự quyết định nhưng không nên chỉ đọc 1 loại sách vì tư duy hiện nay là tư duy hệ thống và con người là “công dân toàn cầu”. Ngoài ra, theo PGS, bên cạnh những quyển sách giúp người đọc kĩ năng làm giàu, nâng cao kĩ năng nghề nghiệp… vẫn rất cần những quyển sách bàn về đạo đức, trí tuệ cảm xúc cho mỗi con người Việt Nam, có như vậy thì chúng ta mới hoàn thành mục tiêu phát triển bền vững.
(3) Mới đây, trong bài phát biểu trước sinh viên Việt Nam tại Hà Nội, Tổng thống Obama đã trích dẫn những câu thơ “thần” của Lí Thường Kiệt:“Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Rành rành định phận tại sách trời” nhằm khẳng định chủ quyền của quốc gia, dân tộc Việt Nam. Hay những ca từ rất đẹp, rất ý nghĩa trong ca khúc “Mùa xuân đầu tiên” của cố nhạc sĩ Văn Cao: “Từ nay người biết yêu người/từ nay người biết thương người…” để khẳng định mối quan hệ bằng hữu khắng khít giữa hai nước trong thời kì mới. Và những câu thơ Kiều (Nguyễn Du) cũng được ngài Tổng thống Hoa Kỳ trích dẫn khá nhuần nhuyễn trước khi kết thúc bài phát biểu với những ẩn ý sâu sắc: “Rằng trăm năm cũng từ đây/ Của tin gọi một chút này làm ghi”. Nếu không đọc, tìm hiểu về văn hóa, không hiểu biết về lịch sử liệu có làm nên một hiệu ứng đầy năng lượng của Tổng thống đương nhiệm Hoa Kỳ đến với Việt Nam hay không? Bởi vậy, để nâng tầm tri thức của cá nhân, mỗi người chúng ta nên bổ sung kiến thức của mình thông qua việc đọc, đọc để hiểu biết, đọc để mình không bị lạc hậu, lỗi thời, đọc để “sánh vai” cùng bè bạn.
(Thanh Vy, http://baobaovephapluat.vn/van-hoa-xa-hoi/goc-van-hoa/201605, 25-5-2016)
Xác định đề tài chính của văn bản.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
Câu 3:
Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ sử dụng ở đoạn (1).
Lời giải của GV VietJack
Tác dụng của biện pháp liệt kê:
– Nhấn mạnh thực trạng đọc sách ngày nay.
– Tạo nhịp điệu cho câu văn, tăng sức gợi hình, gợi cảm.Câu 4:
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về những câu nói của Tổng thống Obama khi phát biểu trước sinh viên Việt Nam tại Hà Nội trong đoạn (3).
Lời giải của GV VietJack
Câu 5:
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, anh/chị hãy đề xuất một vài biện pháp để giữ gìn và phát huy văn hóa đọc của giới trẻ.
Lời giải của GV VietJack
Biện pháp để giữ gìn và phát huy văn hóa đọc của giới trẻ:
– Tổ chức giới thiệu sách.
– Tổ chức các diễn đàn về ý nghĩa của việc đọc sách,…Câu 6:
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Khoảng 10h tối ngày 5/3/2024 (giờ Việt Nam), người dùng trong nước và nhiều nơi trên thế giới bất ngờ bị văng ra khỏi hệ sinh thái ứng dụng Meta, không thể đăng nhập lại và tạm thời bị “ngắt kết nối”. Tình huống trên tạo ra một làn sóng tâm lí đặc biệt cho người dùng mạng xã hội.
Anh (chị) hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bàn về những lợi ích nếu con người tạm thời“ngắt kết nối” với thế giới ảo để “kết nối” với thế giới thực.
Lời giải của GV VietJack
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn: Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoăc song hành. |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Những lợi ích nếu con người tạm thời “ngắt kết nối” với thế giới ảo để “kết nối” với thế giới thực. |
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: – Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải nêu được những lợi ích nếu con người tạm thời “ngắt kết nối” với thế giới ảo để “kết nối” với thế giới thực. Có thể theo hướng: Tạm thời “ngắt kết nối” với thế giới ảo để “kết nối” với thế giới thực mang lại những lợi ích: + Trước hết là để mỗi người dành thời gian tự kết nối với chính mình. + Mỗi người hướng đến kết nối với mọi người trong thế giới thật. Xã hội hiện đại vô tình cuốn con người vào những vòng xoáy, những đam mê bất tận, khiến không ít người quên đi sự có mặt của người thân, gia đình, bạn bè… + Giúp mỗi người kết nối mình với cuộc sống thực nhiều màu sắc hơn, biết yêu thương và chia sẻ hơn. |
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: – Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. |
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. |
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
Câu 7:
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích cảm hứng chủ đạo của bài thơ sau:
Anh hái cành phù dung trắng
Cho em niềm vui cầm tay
Màu hoa như màu ánh nắng
Buổi chiều chợt tím không hay
Nhìn hoa bâng khuâng anh nói
Mới thôi mà đã một ngày.
Ruộng cấy ta mong cơn mưa
Ruộng gặt ta mong ngọn nắng
Chăm lo cánh đồng tình yêu
Anh đếm từng vầng trăng sáng
Thiết tha anh nói cùng trăng
Mới thôi đã tròn một tháng.
Mùa xuân lên đồi cỏ thơm
Mùa hạ nhìn trời mây khói
Mây tím chân cầu tím núi
Đông xa ngày trắng mưa dầm
Nhìn trời ngẩn ngơ anh nói
Mới thôi mà đã một năm.
Sẽ đến một ngày trắng tóc
Nhưng lòng anh vẫn không nguôi
Thời gian sao mà xuẩn ngốc
Mới thôi đã một đời người.
Dù năm dù tháng em ơi
Tim anh chỉ đập một đời
Nhưng trái tim mang vĩnh cửu
Trong từng giọt máu đỏ tươi.
(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Theo Dù năm dù tháng,
in trong Hoàng Phủ Ngọc Tường tuyển tập, Nxb Trẻ, Tp.HCM, 2022)
* Chú thích: Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. Ông là nhà văn chuyên về bút kí, đồng thời cũng là một nhà thơ với nhiều sáng tác có giá trị. Các thi phẩm của ông luôn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình. Dù năm dù tháng là một bài thơ thể hiện rõ nét phong cách thơ của ông.
Lời giải của GV VietJack
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận văn học. |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Phân tích, đánh giá về cảm hứng chủ đạo của bài thơ Dù năm dù tháng (Hoàng Phủ Ngọc Tường). |
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận của bài viết: – Xác định được các ý chính của bài viết. – Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận: * Mở bài: Khái quát tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề nghị luận. * Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận: + Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: bài thơ thể hiện niềm nuối tiếc của tác giả trước sự trôi chảy nhanh chóng của thời gian và sự hữu hạn của đời người. + Cảm hứng chủ đạo của bài thơ được nương theo mạch triển khai của bài thơ, theo các đơn vị thời gian từ ngắn đến dài. • Sự trôi qua của một ngày thật nhanh chóng, gắn với hình ảnh mong manh sớm nở tối tàn của đóa phù dung. • Một tháng cũng phút chốc mà trôi qua gắn với mưa nắng, với những lần trăng mọc. • Một năm cũng trôi qua nhanh với sự biến đổi của bốn mùa. • Ngày, tháng, năm trôi nhanh cho nên đời người cũng trở nên thoáng chốc và ngắn ngủi. + Nghệ thuật: Kết cấu độc đáo, theo kiểu tăng tiến; Các hình ảnh thơ có tính gợi tả; Ngôn ngữ thơ mộc mạc nhưng cũng mang tính triết lí; Giọng thơ trầm lắng, đầy suy nghiệm. * Kết bài: Đánh giá khái quát vấn đề. |
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: Triển khai ít nhất được hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân. – Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. Lưu ý: HS có thể trình bày suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. |
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. |
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ sử dụng ở đoạn (1).
Câu 3:
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về những câu nói của Tổng thống Obama khi phát biểu trước sinh viên Việt Nam tại Hà Nội trong đoạn (3).
Câu 4:
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, anh/chị hãy đề xuất một vài biện pháp để giữ gìn và phát huy văn hóa đọc của giới trẻ.
Câu 5:
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Khoảng 10h tối ngày 5/3/2024 (giờ Việt Nam), người dùng trong nước và nhiều nơi trên thế giới bất ngờ bị văng ra khỏi hệ sinh thái ứng dụng Meta, không thể đăng nhập lại và tạm thời bị “ngắt kết nối”. Tình huống trên tạo ra một làn sóng tâm lí đặc biệt cho người dùng mạng xã hội.
Anh (chị) hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bàn về những lợi ích nếu con người tạm thời“ngắt kết nối” với thế giới ảo để “kết nối” với thế giới thực.
Câu 6:
Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích cảm hứng chủ đạo của bài thơ sau:
Anh hái cành phù dung trắng
Cho em niềm vui cầm tay
Màu hoa như màu ánh nắng
Buổi chiều chợt tím không hay
Nhìn hoa bâng khuâng anh nói
Mới thôi mà đã một ngày.
Ruộng cấy ta mong cơn mưa
Ruộng gặt ta mong ngọn nắng
Chăm lo cánh đồng tình yêu
Anh đếm từng vầng trăng sáng
Thiết tha anh nói cùng trăng
Mới thôi đã tròn một tháng.
Mùa xuân lên đồi cỏ thơm
Mùa hạ nhìn trời mây khói
Mây tím chân cầu tím núi
Đông xa ngày trắng mưa dầm
Nhìn trời ngẩn ngơ anh nói
Mới thôi mà đã một năm.
Sẽ đến một ngày trắng tóc
Nhưng lòng anh vẫn không nguôi
Thời gian sao mà xuẩn ngốc
Mới thôi đã một đời người.
Dù năm dù tháng em ơi
Tim anh chỉ đập một đời
Nhưng trái tim mang vĩnh cửu
Trong từng giọt máu đỏ tươi.
(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Theo Dù năm dù tháng,
in trong Hoàng Phủ Ngọc Tường tuyển tập, Nxb Trẻ, Tp.HCM, 2022)
* Chú thích: Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, có vốn hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực. Ông là nhà văn chuyên về bút kí, đồng thời cũng là một nhà thơ với nhiều sáng tác có giá trị. Các thi phẩm của ông luôn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và trữ tình. Dù năm dù tháng là một bài thơ thể hiện rõ nét phong cách thơ của ông.
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 7)
về câu hỏi!