Câu hỏi:
14/12/2024 40Đọc văn bản sau:
“Cuộc sống không thiếu cái đẹp, mà chỉ là thiếu sự phát hiện ra nó”. Đây là câu nói nổi tiếng của nhà văn Pháp Romain Roland.
Cuộc sống của họ luôn có cái đẹp và tình yêu. Tuy nhiên, có người có thể nhận được nhưng cũng có người không thể nhận được. Vì sao như vậy?
Đó là vì người ta nhìn nhận thế giới từ những góc độ khác nhau với những cách thức khác nhau nên kết quả thu được cũng khác nhau. Chỉ khi nào mang trong tình yêu thương của mình, nhìn nhận thế giới bằng tình yêu thì mới có thể phát hiện và cảm nhận được cái đẹp.
Con người muốn thành công, được cuộc sống hạnh phúc thì trước tiên cần phải có trái tim yêu thương, yêu quý cuộc sống, yêu quý thiên nhiên, yêu quý từng con vật nhỏ bé, từng cành cây ngọn cỏ, từng đỉnh núi con sông.
Tóm lại, tình yêu tồn tại ở khắp nơi trong cuộc sống của chúng ta, chỉ có điều bạn đã phát hiện ra nó hay không mà thôi.
(Trong Cha mẹ tốt con cái tốt , Dương Minh Hào, Vũ Thị Mỹ, Cù Thị Thúy Lan, NXB Giáo dục Việt Nam 2016, tr 109-110)
Thực hiện yêu cầu:
Em có đồng tình với quan điểm: “Tình yêu tồn tại ở khắp nơi trong cuộc sống của chúng ta” của tác giả không? Vì sao? Hãy viết văn bản trả lời câu hỏi trên và đề xuất những cách phát hiện và cảm nhận tình yêu.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận.
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.b. Đọc văn bản và xác định đúng vấn đề nghị luận
Vấn đề nghị luận: Nghị luận về tình yêu trong cuộc sống và cách phát hiện, cảm nhận tình yêu.
Lưu ý: Đây là dạng đề mở, tùy vào hiểu biết và suy ngẫm riêng, HS có thể đồng ý/ không đồng ý/ đồng ý một phần với ý kiến trong đề. Khi bàn luận vấn đề, HS cần đưa ra quan điểm cụ thể của mình và có những lí giải hợp lí cũng như bảo đảm các bước làm bài.c. Triển khai vấn đề nghị luận:
Học sinh có thể triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề thành các luận điểm rõ ràng, cụ thể.
Về nội dung: xác định, phân tích được vấn đề cần giải quyết và đề xuất những giải pháp phù hợp, khả thi, thuyết phục.
Về hình thức: Lập luận chặt chẽ, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm; các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
Dưới đây là một hướng gợi ý:
Bố cục bài viết cần đảm bảo:
* Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề (đồng ý với nhận định của đề bài).
* Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận
- Giải thích vấn đề nghị luận.
+ Tình yêu thương là sự đồng cảm, chia sẻ, gắn bó, thấu hiểu giữa con người với con người và vạn vật.
+ Tình yêu là hạnh phúc của mỗi con người. Khi biết yêu thương, con người trở nên tốt đẹp hơn.
+ Tình yêu lớn lên nhờ cho đi, đó là tình yêu thương duy nhất mà ta giữ lại được
- Cách phát hiện tình yêu thương:
+ Tình yêu thương được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày.
+ Tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái/ con cái dành cho bố mẹ/ ông bà với con cháu,...
+ Tình yêu thương của thầy cô dành cho học trò.
+ Tình yêu thiên nhiên, yêu động vật,...
+ Tình yêu thương thể hiện qua những cử chỉ nhỏ: Sự giúp đỡ, san sẻ của những người xa lạ trong lúc khó khăn; sự quan tâm giúp đỡ giữa bạn bè,...
- Cách cảm nhận tình yêu thương:
+ Giúp ta thấy vui vẻ, hạnh phúc, lạc quan, yêu đời, biết sống có ý nghĩa
+ Kết nối mọi người, tạo mối quan hệ gắn bó, thân thiết giữa người với người.
+ Là động lực , ý chí, sức mạnh vượt qua khó khăn thử thách.
+ Được mọi người yêu mến, quý trọng, thành công trong cuộc sống.
+ Nuôi dưỡng rèn luyện tâm hồn, nhân phẩm, xã hội văn minh tiến bộ.
- Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện...
+ Cần tránh xa lối sống vô cảm, thờ ơ với những nỗi đau của người khác.
+ Cần phê phán lối sống ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân mình.
* Kết bài: Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.
Học sinh có thể có nhiều cách hiểu khác nhau miễn sao lập luận hợp lí, thuyết phục.d. Chính tả, dùng từ, đặt câu.
Đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp tiếng Việt, dùng từ, đặt câu, diễn đạt mạch lạc.e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo; thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.Lưu ý:
- Khuyến khích và trân trọng những bài làm có sự sáng tạo và giọng điệu riêng.
- Chấp nhận cách kiến giải khác nhau về vấn đề kể cả không có trong hướng dẫn chấm miễn là hợp lý và thuyết phục.
Tổng điểm toàn bài là 5,0 điểm có thể cho điểm lẻ đến 0,25 điểm. Việc chi tiết hóa điểm số phải có sự thống nhất trong tổ chấm thi đảm bảo không có sự sai lệch với tổng điểm của mỗi câu.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Thuật lại lời nói của nhân vật Tử Hư sau đây theo cách gián tiếp:
Tử Hư nói:
- Thầy được lĩnh vực chức năng quyền cao như vậy, suy nghĩ hay sự sống chết đời của con, thầy có được biết không?
Câu 4:
Câu 5:
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 8)
về câu hỏi!