Câu hỏi:
14/12/2024 1,835Đọc văn bản sau:
Lần thâu gió mát trăng thanh Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi Râu hùm, hàm én, mày ngài Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao Đường đường một đấng anh hào Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài Đội trời đạp đất ở đời Họ Từ tên Hải, vốn người Việt Đông Giang hồ quen thói vẫy vùng Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo Qua chơi thấy tiếng nàng Kiều Tấm lòng nhi nữ cũng xiêu anh hùng Thiếp danh đưa đến lầu hồng Hai bên cùng liếc, hai lòng cùng ưa Từ rằng: Tâm phúc tương cờ Phải người trăng gió vật vờ hay sao? Bấy lâu nghe tiếng má đào Mắt xanh chẳng để ai vào, có không? Một đời được mấy anh hùng Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi? Nàng rằng: Người dạy quá lời Thân này còn dám coi ai làm thường! Chút riêng chọn đá thử vàng Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu?
|
Còn như vào trước ra sau Ai cho kén chọn vàng thau tại mình? Từ rằng: Lời nói hữu tình! Khiến người lại nhớ câu Bình Nguyên Quân Lại đây xem lại cho gần Phỏng tin được một vài phần hay không? Thưa rằng: Lượng cả bao dung Tấn Dương được thấy mây rồng có phen Rộng thương cỏ nội, hoa hèn Chút thân bèo bọt dám phiền mai sau. Nghe lời vừa ý, gật đầu Cười rằng: Tri kỷ trước sau mấy người? Khen cho con mắt tinh đời Anh hùng, đoán giữa trần ai mới già! Một lời đã biết đến ta Muôn chung, nghìn tứ, cũng là có nhau! Hai bên ý hợp tâm đầu Khi thân, chẳng lựa là cầu mới thân! Ngỏ lời nói với băng nhân Tiền trăm lại cứ nguyên ngân phát hoàn Buồng riêng sửa chốn thanh nhàn Đặt giường thất bảo, vây màn bát tiên Trai anh hùng, gái thuyền quyên Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng. (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du, Đặng Thanh Lê giới thiệu và chú thích, in lần thứ 4, có bổ sung, NXB Giáo dục, 1984) |
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 69k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Sự việc chính: Từ Hải gặp Thuý Kiều ở lầu xanh, mến mộ về dung mạo, tài năng và đức hạnh đã chuộc nàng về làm vợ.
- Các nhân vật được kể: Từ Hải và Thuý Kiều.Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Xác định thành ngữ và giải thích ý nghĩa của thành ngữ đó trong câu thơ:
“Hai bên ý hợp tâm đầu
Khi thân, tẩy là cầu mới thân!”
Lời giải của GV VietJack
- Thành ngữ: ý hợp tâm đầu
- Nghĩa của thành ngữ: ý muốn nói hai bên hợp nhau về tình cảm cũng như về tư tưởng.Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
- Các chi tiết miêu tả nhân vật Từ Hải:
+ Râu hùm, hàm én, mày ngài
+Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao
+ Đường đường một đấng anh hào
+ Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài
+ Đội trời đạp đất ở đời
+ Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo
- Từ Hải là một đấng anh hào, một anh hùng đội trời đạp đất. Từ hình dáng đến tài năng, chí khí và sự nghiệp; tất cả đều phi thường, hiếm có. Từ Hải mang vẻ đẹp của một người anh hùng tượng trưng cho khát vọng tự do, cho ước mơ công lí của xã hộiCâu 4:
sáng tác của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
“Rộng thương cỏ nội hoanh,
Chút thân bèo bọt bụi mai sau!”
Lời giải của GV VietJack
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ là ẩn dụ: cỏ nội hoa hèn, chút thân bèo bọt là những từ ngữ dùng để chỉ thân phận Thuý Kiều.
- Tác dụng: Hình ảnh ẩn dụ để gợi chỉ về thân phận Thuý Kiều chỉ như cỏ nội, hoa hèn, bèo bọt không xứng đáng để làm phiền đến một người như Từ Hải. Từ đó góp phần thể hiện sự khiêm tốn, khéo léo trong cách nói chuyện của Thuý Kiều.Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
Nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du:
- Nguyễn Du rất thành công trong việc miêu tả nhân vật.
- Tác giả sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng để miêu tả nhân vật Từ Hải. Cái hay của bút pháp ước lệ tượng trưng ở đây nó không có tính công thức, khuôn sáo, thay thế vào đó là khả năng gợi tả, gợi cảm rất lớn. Chỉ có cách tả này mới làm nổi bật lên vẻ ngoài uy dũng của một vị anh hùng tiếng tăm lẫy lừng như Từ Hải.
- Tác giả đã lí tưởng hoá nhân vật bằng các từ ngữ, hình ảnh có sức gợi.
- Miêu tả nhân vật toàn diện qua ngoại hình, cử chỉ, hành động, và lời nói.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết bài văn nghị luận bàn về giải pháp phù hợp nhằm giảm thiểu rác thải nhựa trong trường học và gia đình.
Câu 2:
Từ nội dung ngữ liệu ở phần Đọc – hiểu, hãy viết đoạn văn (Khoảng 200 chữ) nêu rõ cảm nhận của em về nhân vật Từ Hải.
Câu 3:
Xác định thành ngữ và giải thích ý nghĩa của thành ngữ đó trong câu thơ:
“Hai bên ý hợp tâm đầu
Khi thân, tẩy là cầu mới thân!”
Câu 4:
Câu 5:
sáng tác của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
“Rộng thương cỏ nội hoanh,
Chút thân bèo bọt bụi mai sau!”
Câu 6:
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 6)
về câu hỏi!