Câu hỏi:
14/12/2024 965I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
(1) Đây là kiểu tình huống tâm lí mà Thạch Lam thường tạo ra trong các truyện viết về những mẩu đời lam lũ đáng thương như “Nhà mẹ Lê”, “Một đời người”, “Cô hàng xén”,... Ở đây, trên cái nền chung, cái tình thế của cả cuộc đời đìu hiu mỏi mòn cam chịu bất hạnh của nhân vật lầm than, một thời điểm nào đó, gánh nặng cuộc đời trở nên chồng chất hơn bao giờ hết, nỗi bất hạnh thê thiết hơn lúc nào hết, nhân vật bỗng tự ý thức rõ về số kiếp, thân phận của cá nhân mình, gia đình mình, thấy thấm thía một niềm tự thương, tự cảm, tự đau. Chẳng hạn, ở “Nhà mẹ Lê”, cho đến khi bất hạnh riêng của gia đình mẹ chồng lên cái bất hạnh chung của cả xóm ngụ cư; cái bất hạnh không có việc làm, cùng đường sinh sống chồng lên cái bất hạnh bị chó nhà giàu cắn, bị lên cơn sốt miên man... rồi, trong cơn mê sảng kinh hoàng, “tưởng nhớ lại rõ mồn một cuộc đời bất hạnh của mình, mẹ Lê mới chợt hiểu: hoá ra, cuộc đời mẹ “từ lúc còn bé đến bây giờ, chỉ toàn những ngày khổ sở, nhọc nhằn”. Và mẹ phải thốt lên: “Trời ơi! Sao tôi khổ thế này?”. Cũng như vậy, trong “Một đời người” cho đến khi Liên, người thợ lầm than, người đàn bà bất hạnh cảm thấy oan khổ chồng chất, cái ý định trốn vào nam với người yêu cũ tiêu tan thành mây khói, nhìn đoàn tàu “mang đi cái hi vọng cuối cùng của đời nàng”, Liên mới buồn rầu nhận ra “cái mộng một cuộc đời sung sướng”, với nàng, chỉ như là “những vật tốt đẹp mà nàng thấy bày trong tủ kính các cửa hàng, những vật quý giá mà nàng tưởng không bao giờ có thể về nàng được”. Còn với cô Tâm, cô hàng xén chợ huyện hiền thục, đảm đang (“Cô hàng xén”) thì tình huống đó là cuộc đời mà cả tuổi thanh xuân qua đi, duyên phận cứ chìm dần theo bước đi nhọc nhằn và tiếng nhịp đòn gánh tre kẽo kẹt. Cho đến khi thấm mệt cõi lòng, cô hàng đáng thương mới nhận ra cuộc đời mình “từ tuổi trẻ đến tuổi già, toàn khó nhọc và lo sợ, “ngày nọ dệt vào ngày kia” như “tấm vải thô sơ”.
(2) Các tình huống tâm lí kiểu này có ý nghĩa gợi mở cả một thế giới nội tâm chìm khuất, bình lặng. Chúng tô đậm chất bi kịch của nhân vật Thạch Lam bên cạnh vẻ đẹp chịu thương chịu khó, đức nhẫn nại, hi sinh truyền thống của phụ nữ Việt Nam. Chúng làm cho nhân vật của Thạch Lam vừa rất gần, vừa rất xa truyền thống. Bởi vì, họ, những nhân vật bé mọn của Thạch Lam không chỉ là những con người biểu tượng cho truyền thống mà còn là những con người tâm lí, bi kịch. Những phút giật mình tự thương, tự xót cho mình như vậy khiến cho các nhân vật này không chỉ đáng kính, đáng trọng mà còn đáng cảm, đáng thương nữa. Người đọc chợt hiểu rằng, lòng chịu thương chịu khó, đức nhẫn nại hi sinh không thể là tất cả nghĩa lí cuộc đời - không thể cứ đối lập mãi với cái quyền sống của người ta, một khi mà ý thức về cá nhân đã được hơn một lần thắp sáng trong những mẹ Lê, cô Liên, cô Tâm, cô Dung,... của Thạch Lam.
(Một kiểu tình huống tâm lí trong tác phẩm Thạch Lam, trích Thạch Lam - Văn và người, Nguyễn Thành Thi, NXB Trẻ, Hội Nghiên cứu và Giảng dạy văn học
Thành phố Hồ Chí Minh, 2001)
Nêu (những) bằng chứng được tác giả sử dụng để làm rõ cho luận điểm ở đoạn (1).
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Chỉ ra luận điểm được trình bày trong đoạn (2).
Lời giải của GV VietJack
Câu 3:
Nhận xét về mức độ phù hợp giữa nội dung nghị luận của văn bản với nhan đề Một kiểu tình huống tâm lí trong tác phẩm Thạch Lam.
Lời giải của GV VietJack
Nhan đề Một kiểu tình huống tâm lí trong tác phẩm Thạch Lam hoàn toàn phù hợp với nội dung nghị luận của văn bản vì:
– Nhan đề đã khái quát được nội dung chính của văn bản.
– Tất cả các nội dung của văn bản đều được trình bày hướng đến làm rõ đặc điểm của một kiểu tình huống tâm lí thường xuất hiện trong các truyện viết về những mẩu đời lam lũ của nhà văn Thạch Lam:
(1) Trước tiên, tác giả giải thích biểu hiện của kiểu tình huống ấy và cung cấp bằng chứng từ một số truyện ngắn của Thạch Lam như Nhà mẹ Lê, Một đời người, Cô hàng xén để giúp người đọc hiểu rõ hơn;
(2) Sau đó, tác giả đánh giá về ý nghĩa của kiểu tình huống tâm lí này trong việc gợi mở thế giới nội tâm chìm khuất, bình lặng của nhân vật trong truyện ngắn Thạch Lam.Câu 4:
Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng ở phần in đậm trong đoạn văn sau:
Chẳng hạn, ở “Nhà mẹ Lê”; cho đến khi bất hạnh riêng của gia đình mẹ chồng lên cái bất hạnh chung của cả xóm ngụ cư; cái bất hạnh không có việc làm, cùng đường sinh sống chồng lên cái bất hạnh bị chó nhà giàu cắn, bị lên cơn sốt miên man... rồi, trong cơn mê sảng kinh hoàng, “tưởng nhớ” lại rõ mồn một cuộc đời bất hạnh của mình, mẹ Lê mới chợt hiểu: hoá ra, cuộc đời mẹ “từ lúc còn bé đến bây giờ, chỉ toàn những ngày khổ sở, nhọc nhằn”.
Lời giải của GV VietJack
Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng ở phần in đậm trong đoạn văn sau:
– Biện pháp tu từ được sử dụng: chêm xen và liệt kê.
– Tác dụng:
+ Toàn bộ phần in đậm là thành phần chêm xen được dùng để bổ sung thông tin về “nỗi bất hạnh riêng của gia đình mẹ Lê”.
+ Trong đó, còn có sự xuất hiện của biện pháp liệt kê (“cái bất hạnh không có việc làm, càng diễn tả rõ hơn về những khía cạnh khác nhau của nỗi bất hạnh riêng ấy, tạo cùng đường sinh sống”, “cái bất hạnh bị chó nhà giàu cắn, bị lên cơn sốt miên man”) ấn tượng mạnh về cảm xúc cho người đọc trước nỗi bất hạnh riêng chất chồng của nhân vật mẹ Lê.
Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
Câu 6:
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày tác dụng của sự kết hợp giữa sự kiện hiện thực và trải nghiệm, thái độ, đánh giá của người viết trong đoạn trích sau của Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm:
3/12/1969
Đêm lạnh, gió đông bắc từng cơn thổi về làm mình lạnh tê người. Chạy đến bên em, mình khẽ run vì lạnh và mình đã ấm lại nhờ em đem tấm dù choàng lên vai mình và bàn tay em nắm chặt tay mình tha thiết thương yêu. [...] Bốn giờ kém mười lăm, mình và Thường khoác ba lô lên vai. Em tiễn mình đi cho đến tận chỗ tập trung. Giây phút chia tay mình nhìn em thấy trong đôi mắt đen ngời ấy một nỗi nhớ thương kì lạ – mình đã chia tay em như chia tay một người thân yêu ruột thịt.
Bao giờ gặp lại em đây?
Có phải khói lửa chiến tranh đã làm nước mắt mình khô cạn? Trước đây một câu chuyện đau buồn trong một cuốn phim có thể làm mình giàn giụa nước mắt thì bây giờ mình có thể cắn môi đứng lặng yên trong một buổi chia tay mà người đi, kẻ ở đều không hiểu ai còn ai mất sau buổi chia tay ấy. Và chiều nay đứng trước nấm mộ em Nhiều, đau thương đến rớm máu trong lòng vậy mà mình cũng chỉ rưng rưng nước mắt. Nấm mộ nằm ngay bên đường đi, vòng hoa chưa tàn, em đã chết hơn một trăm ngày mà tưởng như đứa em nhỏ dại ấy mới ngã xuống. Đốt một nắm hương cắm lên nấm mộ em mà mình nghẹn ngào không biết nói gì với người đã chết. Nhiều ơi! Em đã chết như một người chiến sĩ kiên cường mà cuộc đời em là bài ca cho những người còn sống ca ngợi. Nhiều ơi! Em chết đi giữa tuổi đời xanh ngát ước mơ, giữa tình yêu đang nở thắm. Chị và những người thân của em chỉ biết hứa với em rằng sẽ tiếp tục chiến đấu để trả thù cho em.
(Trích Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm, Đặng Kim Trâm chỉnh lí, Vương Trí Nhàn giới thiệu,
NXB Hội Nhà văn, 2023)
Lời giải của GV VietJack
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn: Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoăc song hành. |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tác dụng của sự kết hợp giữa sự kiện hiện thực và trải nghiệm, thái độ, đánh giá của người viết trong đoạn trích của Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm. |
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận: – Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý: + Các chi tiết, sự kiện hiện thực mà bản thân người viết chứng kiến, tham gia: ngày 3/12/1969, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm đến thắp hương trước nấm mộ em Nhiều, một chiến sĩ kiên cường vừa hi sinh hơn một trăm ngày; đêm ấy, chị gặp gỡ và chia tay em Thường, một người em khác “khoác ba lô lên vai”, ra chiến trường để tham gia trực tiếp vào cuộc kháng chiến chống Mỹ. + Trải nghiệm, thái độ, đánh giá của người viết: Giây phút chia tay em Thường, chị Trâm nhìn trong đôi mắt em ánh một nỗi nhớ thương kì lạ, chị cảm thấy chia tay em như chia tay một người thân yêu, ruột thịt; chị Trâm tự hỏi có phải khói lửa chiến tranh đã làm nước mắt chị khô cạn khi giờ đây chị “có thể cắn môi đứng lặng yên” trước giờ phút chia tay sinh tử, trước nấm mồ của đồng đội dù “đau thương đến rớm máu trong lòng” nhưng cũng “chỉ rưng rưng nước mắt”, chị thương tiếc, ngợi ca, thán phục sự hi sinh của em Nhiều, một người chiến sĩ kiên cường ra đi “giữa tuổi đời xanh ngát ước mơ, giữa tình yêu đang nở thắm”; trước những nỗi đau ấy, chị Thuỳ Trâm quyết tâm tiếp tục chiến đấu để trả thù cho những đồng đội thân yêu. + Tác dụng của sự kết hợp: các chi tiết, sự kiện hiện thực làm tăng độ tin cậy cho sự việc, dựng lên được bức tranh chân thực của một giai đoạn lịch sử; nhưng chi tiết thể hiện sự trải nghiệm, thái độ, đánh giá của người viết vừa góp phần xác thực sự việc được kể, vừa thể hiện những cảm nhận, sự đánh giá chủ quan của người viết trước hiện thực; từ đó giúp người đọc hình dung rõ hơn về sự khốc liệt của bức tranh cuộc chiến, về những nỗi đau, mất mát mà tinh thần con người phải chịu đựng trong những tháng ngày đau thương ấy của lịch sử dân tộc. – Sắp xếp được hệ thống ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn. |
d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau: – Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. |
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. |
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
Câu 7:
Câu 2. (4,0 điểm)
Để hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Đoàn trường phát động phong trào “Phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn” trong nhà trường. Với tư cách đại diện cho ban chấp hành Đoàn trường, anh/chị hãy viết bài phát biểu để trình bày trong buổi lễ phát động ấy.
Lời giải của GV VietJack
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội. |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vấn đề phân loại rác tại nguồn. |
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận của bài viết: – Xác định được các ý chính của bài viết. – Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Dưới đây là một số định hướng viết bài: * Mở đầu: + Trình bày lời chào đến người tham dự buổi lễ. + Giới thiệu phong trào “Phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn” và hoàn cảnh trình bày bài phát biểu. * Nội dung chính: + Giới thiệu ngắn gọn về phong trào “Phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn”: • Lí do phát động phong trào: giải thích ngắn gọn khái niệm rác thải sinh hoạt tại nguồn; thực trạng phân loại rác thải hiện nay của một số cá nhân, gia đình, đơn vị, cơ quan, tổ chức chưa được quan tâm đúng mức; tâm lí cá nhân thường cho rằng việc phân loại rác thải do đơn vị thu gom, xử lí rác thải thực hiện; thực tế phân loại rác thải tại đơn vị xử lí rất khó thực hiện do khối lượng rác thải khổng lồ, nhân lực và máy móc, phương tiện có thể không đủ đáp ứng, nếu không tiến hành phân loại thì với một số cách xử lí thông thường như chôn lấp hay đốt rác thải thì có thể tốn kém rất nhiều chi phí và gây tác động xấu đến môi trường vì mỗi loại rác thải khác nhau cần có những cách xử lí tương ứng. • Ý nghĩa của phong trào: việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn có thể mang lại một số ý nghĩa tích cực như: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tái chế, tái sử dụng một số loại rác thải, góp phần tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu sự tác động tiêu cực từ rác thải đến môi trường, chẳng hạn như: rác thải nhựa, giấy, gỗ, sắt, chai, lọ,... đặc biệt là với chất thải hữu cơ có thể xử lí để làm phân bón. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom, xử lí một số rác thải nguy hại, có thể gây ô nhiễm nặng đến môi trường, chẳng hạn như pin,... Tránh những tác nhân gây bệnh và những yếu tố độc hại có thể làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và môi trường (giảm ô nhiễm đất, nước, không khí nếu xử lí bằng hình thức chôn lấp hoặc đốt). Góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng. + Đưa ra lời kêu gọi hưởng ứng phong trào với những giải pháp/ phương hướng hành động khả thi: • Mọi người nên tích cực hưởng ứng phong trào phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn ngay từ trong môi trường học đường. • Giải pháp/ phương hướng hành động: cá nhân cần tìm hiểu kĩ các loại nhóm rác thải đã được phân loại; đoàn trường thiết kế áp phích/ tờ rơi hướng dẫn các bạn học sinh cách phân loại rác; bố trí đủ số lượng thùng rác tương ứng với các nhóm rác thải quy định;... * Kết thúc: Trình bày lời chào tạm biệt, cảm ơn người tham gia buổi phát động đã chú ý theo dõi. |
d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau: – Triển khai ít nhất được hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân. – Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận. – Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng. Lưu ý: HS có thể trình bày suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. |
đ. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. |
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Nhận xét về mức độ phù hợp giữa nội dung nghị luận của văn bản với nhan đề Một kiểu tình huống tâm lí trong tác phẩm Thạch Lam.
Câu 3:
Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng ở phần in đậm trong đoạn văn sau:
Chẳng hạn, ở “Nhà mẹ Lê”; cho đến khi bất hạnh riêng của gia đình mẹ chồng lên cái bất hạnh chung của cả xóm ngụ cư; cái bất hạnh không có việc làm, cùng đường sinh sống chồng lên cái bất hạnh bị chó nhà giàu cắn, bị lên cơn sốt miên man... rồi, trong cơn mê sảng kinh hoàng, “tưởng nhớ” lại rõ mồn một cuộc đời bất hạnh của mình, mẹ Lê mới chợt hiểu: hoá ra, cuộc đời mẹ “từ lúc còn bé đến bây giờ, chỉ toàn những ngày khổ sở, nhọc nhằn”.
Câu 4:
Câu 5:
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày tác dụng của sự kết hợp giữa sự kiện hiện thực và trải nghiệm, thái độ, đánh giá của người viết trong đoạn trích sau của Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm:
3/12/1969
Đêm lạnh, gió đông bắc từng cơn thổi về làm mình lạnh tê người. Chạy đến bên em, mình khẽ run vì lạnh và mình đã ấm lại nhờ em đem tấm dù choàng lên vai mình và bàn tay em nắm chặt tay mình tha thiết thương yêu. [...] Bốn giờ kém mười lăm, mình và Thường khoác ba lô lên vai. Em tiễn mình đi cho đến tận chỗ tập trung. Giây phút chia tay mình nhìn em thấy trong đôi mắt đen ngời ấy một nỗi nhớ thương kì lạ – mình đã chia tay em như chia tay một người thân yêu ruột thịt.
Bao giờ gặp lại em đây?
Có phải khói lửa chiến tranh đã làm nước mắt mình khô cạn? Trước đây một câu chuyện đau buồn trong một cuốn phim có thể làm mình giàn giụa nước mắt thì bây giờ mình có thể cắn môi đứng lặng yên trong một buổi chia tay mà người đi, kẻ ở đều không hiểu ai còn ai mất sau buổi chia tay ấy. Và chiều nay đứng trước nấm mộ em Nhiều, đau thương đến rớm máu trong lòng vậy mà mình cũng chỉ rưng rưng nước mắt. Nấm mộ nằm ngay bên đường đi, vòng hoa chưa tàn, em đã chết hơn một trăm ngày mà tưởng như đứa em nhỏ dại ấy mới ngã xuống. Đốt một nắm hương cắm lên nấm mộ em mà mình nghẹn ngào không biết nói gì với người đã chết. Nhiều ơi! Em đã chết như một người chiến sĩ kiên cường mà cuộc đời em là bài ca cho những người còn sống ca ngợi. Nhiều ơi! Em chết đi giữa tuổi đời xanh ngát ước mơ, giữa tình yêu đang nở thắm. Chị và những người thân của em chỉ biết hứa với em rằng sẽ tiếp tục chiến đấu để trả thù cho em.
(Trích Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm, Đặng Kim Trâm chỉnh lí, Vương Trí Nhàn giới thiệu,
NXB Hội Nhà văn, 2023)
Câu 6:
Câu 2. (4,0 điểm)
Để hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Đoàn trường phát động phong trào “Phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn” trong nhà trường. Với tư cách đại diện cho ban chấp hành Đoàn trường, anh/chị hãy viết bài phát biểu để trình bày trong buổi lễ phát động ấy.
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 7)
về câu hỏi!