Câu hỏi:

14/12/2024 1,854

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

[Lược trích: Lúc nhân vật “tôi” còn nhỏ, “cô tôi” thường rủ “tôi” lên bờ đê tìm cỏ mật và chỉ cho “tôi” cách ngửi hương cỏ mật - mùi hương như dâng lên từ trong lòng đất, như lắng xuống từ trên trời, một vị ngọt như có thể uống được.]

Chiến tranh ác liệt nổ ra. Cô tôi xung phong đi bộ đội. Ngay lập tức cô phải vượt Trường Sơn sang Lào rồi lộn về đánh nhau ở Khe Sanh. Những bức thư cô tôi viết về ướp đầy hương cỏ mật. Bà nội tôi cầm bức thư đã đi qua hàng trăm nơi, qua tay bao nhiêu người mới về đến đúng địa chỉ nhà tôi khóc ngất:

Không biết nó sống chết ra răng, chiến trường bom đạn, đã nói ở nhà lấy chồng cho tôi nhờ, cứ khăng khăng đòi ra trận.

Thôi đi nội tôi đón bức thư từ nội nội đưa con đọc cho.

Ừ, đọc đi con, đọc đi coi hắn đang ở chỗ mô con, không biết có khoẻ không để mà lo chiến đấu!

Dạ.

Tôi đón bức thư cô tôi gửi, một mùi hương cỏ mật thơm thoảng qua trong tôi. Cô tôi viết thư, chữ con gái nắn nót và có phần điệu đà:

“Gửi mẹ và Khảm!

Con đang ở Khe Sanh mẹ ạ, sau khi vượt Trường Sơn sang Lào, chúng con lại ngược về Khe Sanh. Ở rừng vất vả lắm nhưng rất vui mẹ ạ. Các anh chị ở đây luôn yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Ngày đêm ngày, chiến tranh cứ thế dai dẳng không dứt. Con làm cứu thương, chăm sóc thương binh ở đoạn rừng này. Các anh bị thương nhiều lắm. Nhiều đêm nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ Khảm, con lại viết thư nhưng không biết những bức thư con gửi có đến được tay mẹ hay không. Nếu nó đến được tay mẹ thì hãy tin rằng, con bình yên mẹ nhé. Mùi hương cỏ mật của quê nhà luôn bên con, nghe ngọt như mùi trầu của mẹ và mùi mồ hôi của Khảm.

Khảm cố gắng học tốt cháu nhé. Lớn lên cháu sẽ là nhà văn. Cháu sẽ được đi học và không phải ra trận như cô bây giờ nữa”.

Tôi gấp bức thư lại rồi bỏ vào trong chiếc hộp sắt gọn gàng. Hộp thư chứa đầy những bức thư của cô tôi. Trong mỗi bức thư gửi về nhà, cô toàn kể chuyện chiến trường, chuyện bom đạn gầm rú... nhưng từ lá thư của cô lại tỏa ra thứ hương thơm của sự bình yên, của cuộc sống vĩnh cửu, của đất đai mùa màng và cả của sự hứa hẹn trở về... Điều đó khiến tôi tin là cô tôi không bao giờ hi sinh cả.

***

Một buổi chiều bình yên. Hôm đó, nắng quái ráng đỏ cả bờ đê và đám cỏ may cháy vàng. Tôi thả trâu ven đê và nằm dài riu riu mắt, gối đầu lên đám cỏ mật vừa tìm được. Chợt tôi nghe tiếng gọi đò thất thanh từ bên kia sông:

Đò ơi! Đò ơi! Đò ơi!

Tôi vùng dậy bàng hoàng. Như không tin vào mắt mình nữa, bên kia sông là hai người bộ đội đang vẫy gọi đò. Một nam và một nữ. Người đàn ông đi nạng tập tễnh bước ra ngoài mép nước. Con thuyền chòng chành sang sông.

Tôi đứng trân trân mất một lúc. Búi cỏ mật trên tay trở nên vụng về. Rồi như có ai xúi, tôi chạy ngay xuống bến:

Cô Thao.

Khảm, Khảm ơi!

Tiếng kêu vọng lại của cô làm tôi chùng lòng. Nội tôi ốm lâu rồi, nằm mê man cứ ngóng tin cô hằng ngày. Những bức thư của tôi gói đầy cỏ mật bặt tin không trở lại. Sợ nội buồn, ngày nào tôi cũng lấy lá thư cũ, đọc đi rồi đọc lại cho nội. Giờ thì thôi không cần nữa, cô tôi đã thật sự trở về. Không phải tưởng tượng đâu xa xôi, rõ ràng hương cỏ mật đang tan nhanh trong không khí rất ngọt. Hình như nó lửng lơ từ trên tóc cô tôi toả ra vậy.

 (Trích Hương cỏ mật, Đỗ Chu, Tạp chí Văn nghệ quân đội, 1962)

Chỉ ra những chi tiết mà tác giả dùng để tả mùi hương của cỏ mật.

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Những chi tiết mà tác giả dùng để tả mùi hương của cỏ mật:

Mùi hương cỏ mật của quê nhà nghe ngọt như mùi trầu của mẹ và mùi mồ hôi của Khảm.

Hương cỏ mật đang tan nhanh trong không khí rất ngọt.

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Nhân vật “tôi” đã làm gì để cho nội bớt buồn trong những ngày ngóng trông người cô nơi chiến trường?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Trong những ngày ngóng trông người cô nơi chiến trường, nhân vật “tôi” ngày nào cũng lấy lá thư cũ của cô, đọc đi rồi đọc lại cho nội bớt buồn.

Câu 3:

Cho biết những đặc điểm của nhân vật “tôi” trong đoạn trích sau:

Tôi gấp bức thư lại rồi bỏ vào trong chiếc hộp sắt gọn gàng. Hộp thư chứa đầy những bức thư của cô tôi. Trong mỗi bức thư gửi về nhà, cô toàn kể chuyện chiến trường, chuyện bom đạn gầm rú nhưng từ lá thư của cô lại toả ra thứ hương thơm của sự bình yên, của cuộc sống vĩnh cửu, của đất đai mùa màng và cả của sự hứa hẹn trở về... Điều đó khiến tôi tin là cô tôi không bao giờ hi sinh cả.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Những đặc điểm của nhân vật “tôi” trong đoạn trích:

– Sống gọn gàng, ngăn nắp.

– Giàu tình cảm gia đình.

– Luôn tin tưởng vào những điều tốt đẹp.

Câu 4:

Thông điệp chính của văn bản là gì? Dựa vào đâu anh/chị khẳng định như vậy?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Thông điệp chính của văn bản: Tình cảm gia đình và quê hương thiêng liêng sẽ làm cho con người biết sống trách nhiệm, sống ý nghĩa, biết tin tưởng vào những điều tốt đẹp sẽ đến.

Lí do có thể khẳng định như vậy: cách ứng xử của các nhân vật trong truyện đều hướng đến những giá trị thiêng liêng ấy.

Câu 5:

Theo anh/chị, nếu lược bỏ chi tiết hương cỏ mật thì giá trị của tác phẩm có thay đổi hay không? Vì sao?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Học sinh trình bày được suy nghĩ về việc nếu lược bỏ chi tiết hương cỏ mật thì giá trị của tác phẩm có thay đổi hay không, lí giải một cách hợp lí và thuyết phục. Gợi ý: chi tiết này có tác dụng tạo không khí, bối cảnh cho câu chuyện; làm nên sự kết nối giữa hai cô cháu với nhau và giữa con người với quê hương; vì thế, nếu lược bỏ chi tiết này sẽ làm giảm sức hấp dẫn của câu chuyện.

Câu 6:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích tác dụng của hình thức điệp trong việc diễn tả nội dung của văn bản sau:

Tôi đã đọc đời mình trên lá

lúc non tơ óng ánh bình minh

lúc rách nát gió vò, bão quật

lúc cao xanh, lúc về đất vô hình

 

Tôi đã đọc đời mình trên lá

có thể khổng lồ, có thể bé li ti

dẫu tồn tại một giây vẫn tươi niềm kiêu hãnh

đã sinh ra

chẳng sợ thử thách gì.

(Trích Đọc đời mình trên lá, Nguyễn Minh Khiêm, http://vannghequandoi.com.vn/tho/ chum-tho-cua-tac-gia-nguyen-minh-khiem_9529.html, ngày 19/6/2019)

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn:

Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoăc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tác dụng của hình thức điệp trong việc diễn tả nội dung của văn bản trích Đọc đời mình trên lá, Nguyễn Minh Khiêm.

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận:

– Xác định được các ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận, sau đây là một số gợi ý:

+ Các hình thức điệp: đa dạng và phong phú; trải dọc cả đoạn thơ; bao gồm: điệp từ ngữ (lúc, có thể), điệp câu (Tôi đã đọc đời mình trên lá), điệp cấu trúc (lúc...).

+ Tác dụng: tạo âm hưởng nhịp nhàng, cân đối và giọng điệu sâu lắng, suy tư cho các vế câu cũng như cho cả đoạn thơ; góp phần tô đậm, nhấn mạnh những điều tương đồng giữa cuộc đời và chiếc lá mà chủ thể trữ tình đã nhận ra sau quá trình quan sát. suy ngẫm: dù lúc trẻ hay già, lúc tươi xanh hay bị vùi dập, dù vĩ đại hay bé nhỏ đều tự hào vì mình đã xuất hiện trên đời, đều kiêu hãnh đối mặt với những thử thách.

d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

đ. Diễn đạt:

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Câu 7:

Câu 2. (4,0 điểm)

Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời khuyên: Lối đi ngay dưới chân mình.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài: Nghị luận xã hội.  

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Suy nghĩ về lời khuyên: Lối đi ngay dưới chân mình.

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận của bài viết:

– Xác định được các ý chính của bài viết.

– Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Dưới đây là một số định hướng viết bài:

+ Phương hướng, định hướng, cách thức, giải pháp để giải quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống (lối đi) có ngay trong hoàn cảnh thực tại và chính bản thân mỗi người (ngay dưới chân mình). Điều quan trọng là con người cần có trí tuệ, bản lĩnh, hành động để khám phá.

+ Cuộc sống có nhiều khó khăn, bất trắc, bế tắc. Đường đời không bao giờ bằng phẳng, sẽ có những lúc con người không biết phải giải quyết những khúc mắc, trở ngại của mình ra sao. Thật ra ngay trong khó khăn đã tiềm ẩn cơ hội, ngay trong thử thách đã hé mở cách thức, ngay trong rủi ro đã thấy được giải pháp. Chỉ cần bình tĩnh suy ngẫm kĩ càng và tin tưởng vào năng lực của bản thân cũng như tìm kiếm sự trợ giúp bên ngoài, con người sẽ tìm ra phương hướng giải quyết vấn đề.

+ Không phải lúc nào lối đi cũng ở ngay dưới chân mình. Có những lúc chúng ta cần nhìn xa hơn mới thấy được phương hướng hành động.

+ Phê phán lối sống thụ động, thiếu bản lĩnh, không biết huy động nội lực và ngoại lực để giải quyết những vấn đề phát sinh trong cuộc sống.

+ Nhận thức được cần có lối sống chủ động, tích cực, dám nghĩ, dám làm.

+ Trau dồi, rèn luyện những kiến thức và kĩ năng cần thiết để tự tin tìm kiếm những lối đi phù hợp với mình.

d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

– Triển khai ít nhất được hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.

– Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

– Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và bằng chứng.

Lưu ý: HS có thể trình bày suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

đ. Diễn đạt:

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản.

e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Nhân vật “tôi” đã làm gì để cho nội bớt buồn trong những ngày ngóng trông người cô nơi chiến trường?

Xem đáp án » 14/12/2024 0

Câu 2:

Cho biết những đặc điểm của nhân vật “tôi” trong đoạn trích sau:

Tôi gấp bức thư lại rồi bỏ vào trong chiếc hộp sắt gọn gàng. Hộp thư chứa đầy những bức thư của cô tôi. Trong mỗi bức thư gửi về nhà, cô toàn kể chuyện chiến trường, chuyện bom đạn gầm rú nhưng từ lá thư của cô lại toả ra thứ hương thơm của sự bình yên, của cuộc sống vĩnh cửu, của đất đai mùa màng và cả của sự hứa hẹn trở về... Điều đó khiến tôi tin là cô tôi không bao giờ hi sinh cả.

Xem đáp án » 14/12/2024 0

Câu 3:

Thông điệp chính của văn bản là gì? Dựa vào đâu anh/chị khẳng định như vậy?

Xem đáp án » 14/12/2024 0

Câu 4:

Theo anh/chị, nếu lược bỏ chi tiết hương cỏ mật thì giá trị của tác phẩm có thay đổi hay không? Vì sao?

Xem đáp án » 14/12/2024 0

Câu 5:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích tác dụng của hình thức điệp trong việc diễn tả nội dung của văn bản sau:

Tôi đã đọc đời mình trên lá

lúc non tơ óng ánh bình minh

lúc rách nát gió vò, bão quật

lúc cao xanh, lúc về đất vô hình

 

Tôi đã đọc đời mình trên lá

có thể khổng lồ, có thể bé li ti

dẫu tồn tại một giây vẫn tươi niềm kiêu hãnh

đã sinh ra

chẳng sợ thử thách gì.

(Trích Đọc đời mình trên lá, Nguyễn Minh Khiêm, http://vannghequandoi.com.vn/tho/ chum-tho-cua-tac-gia-nguyen-minh-khiem_9529.html, ngày 19/6/2019)

Xem đáp án » 14/12/2024 0

Câu 6:

Câu 2. (4,0 điểm)

Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời khuyên: Lối đi ngay dưới chân mình.

Xem đáp án » 14/12/2024 0

Bình luận


Bình luận