Câu hỏi:
15/12/2024 82Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Mọi thứ trên đời dù tốt đẹp đến đâu chăng nữa cũng có lúc xấu đi; đó thực sự là quy luật của cuộc sống. Dù bạn là ai, dù ngày hôm nay bạn đạt được những thành công rực rỡ như thế nào chăng nữa thì bạn vẫn là một người đi tìm sự hoàn thiện cho chính mình qua những lần vấp ngã. Bạn đừng quá thất vọng hay chán nản khi nhìn vào những thất bại của mình, hãy xem những sai lầm là những trải nghiệm thực tế nhất để đánh giá, học hỏi và rèn luyện bản thân. Bạn đã nói điều gì chưa? Điều gì cần được thay đổi để có thể thành công sau đó? Và bạn cũng thử nghĩ xem, nếu không bao giờ gặp phải những vấn đề rắc rối, những vấn đề khó khăn ban đầu thì làm sao bạn đánh giá được sự tiến bộ của chính mình? Tất cả mọi người đều rèn luyện bản thân mình bằng cách đó. Những anh hùng vĩ đại nhất đều đã trưởng thành từ những thất bại và thất vọng. Thất bại thực sự là nguồn sức mạnh ẩn sau tất cả những trải nghiệm cá nhân.
Hãy tiến bước và hòa nhập vào cuộc sống. Đừng cố gắng kiểm soát mọi thứ trong tầm tay để rồi cảm thấy lo lắng khi gặp những điều trở ngại. Nếu gặp phải thất bại trên đường đời thì hãy chấp nhận để vượt qua chúng, bạn sẽ cảm thấy mình ngày mạnh mẽ và trở nên tốt đẹp hơn. Hãy đương đầu với những nỗi thất vọng và những thất bại, coi chúng như những cột đèn chỉ đường trên hành trình cuộc đời của bạn, đừng từ chối nếu bạn không muốn giữ những điều yếu đuối không thể vượt qua được.
(“Khám phá sức mạnh bản thân”, Gillian Stokes, Bảo Trâm biên dịch, tr.130-131, NXB Tổng hợp Tp.HCM, 2016)
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Mối quan hệ giữa luận đề và luận điểm trong văn bản:
- Luận đề: Con người cần phải có vấp ngã để đạt được thành công.
- Luận điểm:
+ Hãy xem những sai lầm là những trải nghiệm thực tế nhất để đánh giá, học hỏi và rèn luyện bản thân.
+ Hãy tiến bước và hòa nhập vào cuộc sống.
+ Hãy dám đương đầu với nỗi thất vọng và những thất bại.
=> Hệ thống luận điểm được đưa ra hợp lí, logic để làm sáng tỏ luận đề.Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận.
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.b. Đọc văn bản và xác định đúng vấn đề nghị luận
(vấn đề nghị luận được phát hiện trong quá trình đọc sẽ thể hiện bằng cách tích hợp trong bài nghị luận ở phần nội dung nghị luận và không cần trả lời bằng câu trả lời riêng).c. Triển khai vấn đề nghị luận:
Học sinh có thể triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề thành các luận điểm rõ ràng, cụ thể.
Về nội dung: xác định, phân tích được vấn đề cần giải quyết và đề xuất những giải pháp phù hợp, khả thi, thuyết phục.
Về hình thức: Lập luận chặt chẽ, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm; các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
Bố cục bài viết cần đảm bảo:
* Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề.
* Thân bài: Triển khai vấn đề nghị luận
- Giải thích vấn đề nghị luận.
- Thể hiện quan điểm của người viết theo hướng sau:
+ Thực trạng vấn đề
+ Nguyên nhân vấn đề
+ Hậu quả vấn đề
- Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện...
- Đưa ra cách giải quyết vấn đề.
* Kết bài: Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.
Đây là đề mở. Học sinh có thể có nhiều cách hiểu khác nhau miễn sao lập luận hợp lí, thuyết phục.d. Chính tả, dùng từ, đặt câu.
Đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp tiếng Việt, dùng từ, đặt câu, diễn đạt mạch lạc.e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo; thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 3:
nêu một pháp luật tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng.
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“ Ai bảo chăn trâu là nỗi đau khổ? ”
Tôi mơ ngủ nghe chim hót trên cao
Câu 4:
Câu 5:
Câu 6:
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 8)
về câu hỏi!