Câu hỏi:
15/12/2024 863Đọc văn bản sau:
Con bị thương, lại một mùa mưa Nhớ cha mẹ cần thiết mà vẫn tĩnh lặng Nhà yên yên, tiếng chân đi rất nhẹ nhàng, Gió từng hồi trên mái lá mùa qua.
Nhớ vườn cây che bóng kín sau nhà Trái cây chín trong suốt mùa thu cao Những dãy bưởi sai, những hàng khế ngọt, Nhãn đầu mùa, chim đến bói lao xao...
Con nhẹ lòng, mẹ hái trái bưởi đào Con nhạt miệng, có canh tôm nấu khế Khoai, ngô bung, vui lòng đến nướng thế Mỗi ban mai toả khói ấm trong nhà.
Ba con đầu đi chiến đấu ở nơi xa Tình huyết mủ mẹ nhập hết, Con nói mới những miền núi xa lạ Tỉnh ra rồi, có mẹ, hoá thành quê!
“Ông mất lâu rồi…” – Mẹ kể con nghe Những chuyện làm ăn, những phen luân lạc, Mắt nhoà đục và đầu bạc Cả cuộc đời chèo rồng bao nhiêu năm... |
Những lúc hiếm hoi, mưa tạnh, trời trăng, Mẹ hể thính con hồng sắc mặt Con ra ngõ, núi non xanh ngắt Lại tần giọng nói với mẹ ngày đi.
Mẹ cười xoà, nước mắt ứa trên mi: - “Đi đánh Mỹ, khi nào bạn có giữ! Súng đạn, ba lô còn treo đó, Bộ mi kiên trì hay chăng?”
...Ôi mẹ già trên bản vắng xa xa Con đã đi rồi, mấy khi trở về? Đăng dặc Trường Sơn những mùa gió trái Những mùa mưa bạc trắng cả rừng!
Con qua đâu thấy mái lá, cây vườn, Cũng đất nước, phơ phơ đầu tóc mẹ... Từng mủ trong người con nhỏ, Máu bây giờ ở đâu có con riêng? 1972 (Trích Mẹ , Bằng Việt[1], Thơ Việt Nam 1945 – 1975 , NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1970, tr.373 – 374) |
[1] Bằng Việt (15/06/1941), tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, quê ở xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Một số tập thơ tiêu biểu của ông: Hương cây – Bếp Lửa (1968, chung với Lưu Quang Vũ), Đất sau mưa (1977), Bếp Lửa – Khoảng trời (1968),...
- Xác định thể thơ của bài thơ .
- Cách đọc thơ vần yếu trong văn bản trên là gì?
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 69k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Thể thơ của bài thơ: thơ 8 chữ.
- Cách gieo vần chủ yếu là vần chân, vần liềnCâu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
- Từ ngữ gợi tả hình ảnh người mẹ trong nỗi nhớ của người con - người chiến sĩ: dáng mẹ ân cần, lặng lẽ, tiếng
chân đi rất nhẹ, mẹ hái trái bưởi đào, nấu canh tôm nấu khế, ...
- Tình cảm của người con - người chiến sĩ: tình yêu thương, tôn kính, tự hào và lòng biết ơn sâu sắc đối với mẹ và cũng với tất cả các bà mẹ vô danh trên đất nước Việt Nam.Câu 3:
Em hiểu nội dung của hai dòng thơ sau như thế nào?
Từng mủ trong người con nhỏ,
Máu bây giờ ở đâu có con riêng?
Lời giải của GV VietJack
Gợi ý:
Từ những người xa lạ, không máu mủ ruột thịt, tình yêu thương của mẹ đã cho anh được hồi sinh, gắn kết với anh bằng tình mẫu tử thiêng liêng. Máu hay sự sống của con chính là của mẹ, của quê hương mang đến. Lời thơ là lời tri ân sâu sắc của người chiến sĩ đối với mẹ.
Câu 4:
Lời giải của GV VietJack
- Biện pháp tu từ: phép liệt kê được thể hiện qua: Con xót lòng, con nhạt miệng, khoai nướng, ngô bung...
- Tác dụng:
- Thấy được sự khó khăn của người chiến sĩ lúc bị thương.
- Thấy được sự chăm sóc ân cần, yêu thương, hết lòng vì người chiến sĩ của người mẹ nơi hậu tuyến.Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn:
- Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân - hợp,...
- Đảm bảo bố cục ba phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Đây chỉ là một đoạn trong bài văn phân tích tác phẩm văn học. HS không biến thành bài văn thu nhỏ.b. Xác định yêu cầu về mặt nội dung:
* Đoạn văn phải nêu cảm nghĩ về hình tượng người mẹ trong bài thơ
- Mở đoạn: Giới thiệu tên tác phẩm, thể loại, tên tác giả; khái quát nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm
- Thân đoạn: Trình bày luận điểm về chủ đề của bài thơ tình cảm tác giả về người mẹ tần tảo, đảm đang, cần mẫn sớm hôm và đầy tình yêu thương trong kí ức.
Gợi ý:
+ Người mẹ hiện lên gián tiếp qua những hình ảnh thiên nhiên xung quanh ngôi nhà: vườn cây bóng kín, trái chín rụng suốt mùa, những dãy bưởi sai, những hàng khế ngọt...
+ Hình ảnh mẹ với dáng ân cần mà lặng lẽ, chăm sóc từng miếng ăn, giấc ngủ, luôn dành những gì tốt đẹp nhất cho anh, xem anh như người con ruột thịt,...
→ Hình tượng người mẹ trong đoạn trích hiện ra bình dị, chân chất, không tên, không tuổi nhưng lại rất quen thuộc vì đó là hình tượng chung cho những người mẹ Việt Nam vừa dâng hiến con mình cho Tổ quốc, vừa sẵn lòng yêu thương những chiến sĩ khác như ruột thịt, vì kháng chiến.
* Trình bày luận điểm về những nét đặc sắc nghệ thuật: thể thơ 8 chữ, gieo vần nhịp nhàng, giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng; sử dụng những hình ảnh giàu sức gợi, biện pháp tu từ liệt kê, điệp ngữ…
- Kết đoạn: Khái quát vấn đề, nêu suy nghĩ về hình tượng người mẹ.
* Đoạn văn phải sử dụng lí lẽ, bằng chứng phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề trên.c. Hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận
- Xác định được các ý phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề.
- Sắp xếp được hệ thống ý hợp lý theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.d. Viết đoạn văn đảm bảo các các yêu cầu sau:
- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề.
- Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục; lí lẽ xác đáng; bằng chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp giữa lí lẽ và bằng chứng.đ. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, đúng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Câu 3:
Em hiểu nội dung của hai dòng thơ sau như thế nào?
Từng mủ trong người con nhỏ,
Máu bây giờ ở đâu có con riêng?
Câu 4:
Câu 5:
Câu 6:
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 6)
về câu hỏi!