Câu hỏi:
17/12/2024 680Trong “Đến với bài thơ hay” Lê Trí Viễn cho rằng: “Vào thơ hay, dù là điệu kiên cường hay làn êm ái đều là vào thế giới của cái đẹp”.
Em hiểu như thế nào về ý kiến trên? Từ cảm nhận về bài thơ Khoảng trời hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ dưới đây, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
KHOẢNG TRỜI HỐ BOM
Lâm Thị Mỹ Dạ [1]
Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương Cho đoàn xe kịp giờ ra trận Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa Đánh lạc hướng thù, hứng lấy luồng bom...
Đơn vị tôi hành quân qua con đường mòn Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái Một nấm mồ, nắng ngời bao sắc đá, Tình yêu thương bồi đắp cao lên... Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ Đất nước mình nhân hậu Có nước trời xoa dịu vết thương đau.
Em nằm dưới đất sâu Như khoảng trời đã nằm yên trong đất Đêm đêm, tâm hồn em toả sáng Những vì sao ngời chói, lung linh. |
Có phải thịt da em mềm mại, trắng trong Đã hoá thành những làn mây trắng? Và ban ngày khoảng trời ngập nắng Đi qua khoảng trời em - Vầng dương thao thức Hỡi mặt trời, hay chính trái tim em trong ngực Soi cho tôi Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài?
Tên con đường là tên em gửi lại Cái chết em xanh khoảng-trời-con-gái Tôi soi lòng mình trong cuộc sống của em Gương mặt em, bạn bè tôi không biết Nên mỗi người có gương mặt em riêng! Trường Sơn, 10-1972 |
[1] Lâm Thị Mỹ Dạ là nữ thanh niên xung phong đi mở đường trên núi rừng Trường Sơn. Đó là những con người từng được Tố Hữu ca ngợi là “Xẻng trong tay mà viết nên trang sử hồng” trong khoảng thời gian cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta trở nên ác liệt hơn bảo giờ hết. Bài thơ “Khoảng trời hố bom” là bài thơ sáng giá nhất trong chùm thơ của bà được tặng giải Nhất cuộc thi thơ báo văn nghệ năm 1972-1973. Bài thơ là lời tưởng niệm đầu xúc động về sự hi sinh của người thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn những năm chiến tranh chống Mĩ. Bài thơ viết trên đường hành quân, khi nhà thơ đang cùng đồng đội vượt qua những trong điểm đầy bom đạn ác liệt.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 69k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài
Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận văn họcc. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết
- Xác định được các ý của bài viết
- Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:
1. Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề (Nếu không trích dẫn ý kiến trừ 0,25 điểm)
2. Triển khai vấn đề nghị luận:
a. Giải thích ý kiến:
- “Thơ hay” là một bài thơ sử dụng ngôn ngữ tinh vi và đặc sắc, hình ảnh gợi cảm, hàm xúc và đa nghĩa; một bài thơ xuất phát từ chính tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ, là bài thơ đã kiến người đọc đồng cảm với chính tác giả, thấu hiểu triết lý, hiện thực cả một tầng lớp, một giai đoạn dân tộc. -> Bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp nội dung và vẻ đẹp hình thức.
- “Điệu kiên cường”, “làn êm ái” là giọng điệu, cảm xúc tác giả gửi gắm qua bài thơ, giúp kết nối sự đồng điệu tâm hồn giữa người viết và người đọc.
=> Từ trước đến nay, thơ luôn mang nhiệm vụ đưa con người đến với cái đẹp. Thơ không chỉ là một hình thức biểu đạt ngônngữ mà còn là một cách để khám phá và truyền tải cái đẹp trong cuộc sống.
b. Thể hiện quan điểm của người viết về vấn đề nghị luận, có thể theo một số gợi ý sau:
* Phân tích, chứng minh ý kiến:
- Thơ ca phản ánh, biểu đạt thông qua hình tượng nghệ thuật. Thơ ca thuộc phương thức trữ tình, thiên về biểu hiện thế giới chủ quan của con người bằng nhiều cách thức khác nhau nhằm biểu đạt những trạng thái tư tưởng, tình cảm và ý nghĩa phức tạp, đa dạng. Mỗi tác phẩm đều mang một ý nghĩa tư tưởng, thông điệp nhất định đòi hỏi người đọc phải căn cứ vào nội dung và hình thức mới cảm nhận được. Trong đó, giọng điệu thơ ca góp phần quyết định cảm nhận của độc giả với tác phẩm.
- Biểu hiện về cái đẹp trong thơ:
+ “điệu kiên cường” và “làn êm ái” là những giọng điệu, tình cảm và cảm súc của tác giả gửi gắm trong bài thơ, một bài thơ hay, là chiếc cầu nối đồng điệu giữa tâm hồn độc giả với tiếng nói trái tim của người nghệ sĩ. Để rồi, qua đó, người đọc bước vào “thế giới của cái đẹp” tư tưởng, tình cảm, cái đẹp nội dung và hình thức nghệ thuật.
+ Cái đẹp trong thơ thể hiện bởi những trăn trở, suy nghĩ chân thành, là những ấn tượng đặc sắc về thế giới quan của tác giả. Cảm xúc của nhà thơ phải thăng hoa, rực cháy, day dứt, dựa trên những chiêm nghiệm sâu sắc.
+ Cái đẹp hiện lên khi người đọc đồng điệu, thấu cảm với cảm xúc của nhà thơ.
=> Một bài “thơ hay” dù xuất phát hay thể hiện bằng bất kỳ ngôn ngữ hay giọng điệu nào để hướng người đọc đến cái đẹp, để cảm nhận “thế giới của cái đẹp”, nét đẹp về nội dung và nghệ thuật đặc sắc.
* Phân tích bài thơ Khoảng trời hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ để thấy được thế giới của cái đẹp mà nhà thơ vẽ nên cho người đọc.
- Để vẽ nên cái đẹp, tác giả đã tạo ra những hình ảnh hoán dụ đầy sáng tạo để ca ngợi người con gái:
+ Tâm hồn em tỏa sáng như vì sao lung linh.
+ Da thịt em mềm mại như làn mây trắng.
+ Trái tim em tỏa sáng như mặt trời.
-> Chính trái tim đầy dũng cảm và cao thượng đó đã lựa chọn sự hi sinh, đã soi sáng con đường Cách mạng vĩ đại của dân tộc. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng chính những người như “em” luôn là động lực, là mặt trời dẫn lối cho mọi người cùng chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
-> Những “vì sao”, “làn mây”, “mặt trời” chính là những sự vật bất tử, trường tồn mãi với thời gian. Tác giả so sánh “em” với những điều đó đã khẳng định một điều: Cô gái đã hóa thân vào đất trời, vũ trụ. Cô đã trở nên bất tử trong lòng mọi người, câu chuyện về cô gái thanh niên xung phong dũng cảm sẽ trở thành một phần của Trường Sơn huyền thoại mà bạn bè, đồng đội, đất nước mãi mãi ghi nhớ.
- Hình ảnh hố bom và khoảng trời là hai hình ảnh đối lập:
+ Hình ảnh “hố bom”:
. Là hình ảnh thực thể hiện sức tàn phá khủng khiếp của chiến tranh.
. Là nhân chứng cho sự hi sinh cao thượng của cô gái mở đường.
+ Hình ảnh "khoảng trời":
. Bầu trời xanh trong đại diện cho nền hòa bình, độc lập.
. Nước đọng lại nơi hố bom, phản chiếu lại bầu trời nên dưới hố bom như có một khoảng trời nhỏ bé riêng.
-> Nước mưa lấp đầy hố bom như tình yêu thương của đồng đội, của nhân dân dành cho sự hi sinh của cô gái, xoa dịu đi nỗi đau của cô.
-> Hố bom tượng trưng cho chiến tranh nhưng vẫn có khoảng trời tượng trưng cho hòa bình => Khẳng định chiến tranh rồi sẽ qua đi, con người Việt Nam sẽ sớm giành được nền độc lập hằng mong mỏi.
-> Bài thơ có sự hòa quyện giữa điệu kiên cường (sự tàn khốc của chiến tranh, cái chết, bom đạn,…) và làm êm dịu (vẻ đẹp trong trẻo dịu dàng, dũng cảm của người con gái sẵn sàng hi sinh vì tình yêu Tổ quốc, quê hương, sự sống thiêng liêng như ngọn lửa vĩnh cửu thắp sáng).
- Tác giả ca ngợi sự hi sinh của cô gái thanh niên xung phong:
+ Tên cô gái đã được đặt cho con đường mà cô đã hi sinh để bảo vệ.
+ Cái chết của em đã hóa thành bất tử.
+ Tấm lòng, lí tưởng của em sẽ là tấm gương sáng để những người đồng đội khác, những thế hệ khác noi theo học tập.
- Tuy không biết gương mặt của cô gái nhưng mỗi người đều đã khắc ghi tấm lòng của em nên đã khắc tạc một bức chân dung riêng về em trong lòng.
-> Khẳng định cái chết của em đã khiến em hóa thành bất tử, em sẽ sống mãi trong lòng mọi người.
- Các biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, nói giảm nói tránh, ẩn dụ, liên tưởng tưởng tượng được sử dụng khéo léo nhằm ca ngợi cô gái thanh niên xung phong và thể hiện suy nghĩ của nhà thơ.
- Hình ảnh độc đáo giàu tính biểu tượng.
- Giọng điệu nhẹ nhàng như đang kể chuyện tâm tình với độc giả.
- Thể thơ tự do, nhịp thơ đa dạng, ngôn ngữ giàu cảm xúc.
=> Tác giả đã đưa người đọc chạm đến cái đẹp trong thơ. Đó là sự khâm phục, đau xót về sự hi sinh anh hùng của cô gái thanh niên xung phong vô danh trên tuyến đường Trường Sơn những ngày đỏ lửa đạn bom. Bài thơ đã gửi gắm lời tưởng niệm và biết ơn sâu sắc đến thế hệ thanh niên Việt Nam anh hùng, bất tử mãi và thắp lên ngọn lửa sáng bừng cho thế hệ mai sau.
3. Kết bài: Khẳng định lại quan điểm, nhận thức cá nhân về ý kiến.d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:
- Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.
- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.
Lưu ý: Học sinh có thể trình bày suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.đ. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp Tiếng Việt, liên kết văn bản.e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Ngày 21/5/2023, chương trình Cất cánh tháng 5 của VTV với chủ đề Chuyển mình để bứt phá đã chia sẻ câu chuyện về anh Lê Yên Thanh - một trong Under 30 năm 2021 của tạp chí Forbes Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp Khoa Công nghệ Thông tin, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Yên Thanh đã nhận được lời đề nghị ở lại làm việc cho Google với mức lương 6.000 USD/tháng (tương đương 130 triệu đồng/tháng ở thời điểm đó). Nhưng anh đã bỏ qua cơ hội này, quyết định từ bỏ những điều mình đang có, về nước khởi nghiệp với dự án BusMap. Anh đã chấp nhận những khó khăn trong quá trình chuyển mình. Có những lúc tưởng chừng thất bại, nhưng sau 6 năm, bằng sự kiên trì và cố gắng, anh đã thành công. Ứng dụng BusMap đã có mặt tại 6 tỉnh, thành phố lớn, giúp người dùng có thể sử dụng các phương tiện giao thông công cộng tiện lợi, nhanh chóng và tiết kiệm.
Từ câu chuyện về anh Lê Yên Thanh, hãy viết bài văn bày tỏ những suy nghĩ của em về vấn đề chuyển mình để bứt phá.
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 6)
về câu hỏi!