Câu hỏi:
17/12/2024 220SAU CƠN BÃO
(1) Khi cơn bão đi qua Nhiều cây xanh bị ngã Con phố quen bỗng lạ Lá xanh rơi kín đường
(2) Gặp hàng cây yêu thương Mẹ dừng xe không nói Em thì thầm câu hỏi Cây ơi, bạn có đau?
(3) Những cây xanh nghiêng đầu Nằm ngả dài trên đất Lá nhìn nhau gà gật Hình như mình trong mơ
(4) Người lớn cũng thẫn thờ Chạy chậm xe lặng lẽ |
Con phố buồn đến thế Khi đón lá xanh rơi
(5) Cây làm bạn với người Tán che mưa che nắng Hôm nay cây đi vắng Ai che chở nắng mưa
(6) Những hạt mưa đu đưa Hình như ai đang khóc Con đường thở nặng nhọc Mùi nhựa cây thơm nồng
(7) Mai cây mới được trồng Nhuộm lại xanh cho phố Người đi đường vẫn nhớ Từng gốc cây thân quen. (Huỳnh Mai Liên[1], Báo Hà Nội Mới ngày 15/9/2024) |
[1] Nhà thơ Huỳnh Mai Liên, sinh năm 1974 tại Vĩnh Phúc, quê ở Quảng Ngãi. Huỳnh Mai Liên là tác giả của những tập thơ, truyện tranh được bạn đọc yêu thích: Biển là trẻ con, Ngày xưa của con, Mẹ yêu ai nhất?, Biển là trẻ con phiên bản đặc biệt, Nhà mình vui nhất, Bay qua Hồ Gươm,… Thơ của Huỳnh Mai Liên giản dị, mộc mạc và gần gũi với đời sống, giọng thơ trong trẻo, dễ đi vào lòng người.
Bài thơ Sau cơn bão được sáng tác khi tác giả chứng kiến hàng loạt cây xanh gãy đổ khắp Hà Nội do sự tàn phá dữ dội của cơn bão Yagi.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
Câu 3:
Lời giải của GV VietJack
Câu 4:
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ:
Những cây xanh nghiêng đầu
Nằm ngả dài trên đất.
Lời giải của GV VietJack
Câu 5:
Em hiểu nội dung hai dòng thơ sau như thế nào?
Mai cây mới được trồng
Nhuộm lại xanh cho phố
Lời giải của GV VietJack
Câu 6:
Lời giải của GV VietJack
Suy nghĩ về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên:
- Thiên nhiên và con người có mối quan hệ mật thiết gắn bó, không thể tách rời.
- Thiên nhiên là nguồn sống cung cấp sự sống, nơi sống và nguyên liệu sống cho con người và mọi sinh vật khác trên trái đất.
- Chỉ khi thiên nhiên được bảo vệ, sự sống con người mới được duy trì, tồn tại và phát triển.
* Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, miễn sao hợp lí.Câu 7:
Jimmy Liao đã từng bày tỏ: Đừng so sánh em với bất kỳ ai khác, em không phải cái bóng của ai, cũng không phải vật thay thế của người khác. Theo em, học sinh nên ứng xử thế nào khi bị so sánh với người khác? Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) trình bày suy nghĩ của mình.
Lời giải của GV VietJack
a. Đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận.
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.b. Đọc văn bản và xác định đúng vấn đề nghị luận
(vấn đề nghị luận được phát hiện trong quá trình đọc sẽ thể hiện bằng cách tích hợp trong bài nghị luận ở phần nội dung nghị luận và không cần trả lời bằng câu trả lời riêng).c. Triển khai vấn đề nghị luận:
Học sinh có thể triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vấn đề thành các luận điểm rõ ràng, cụ thể.
Về nội dung: xác định, phân tích được vấn đề cần giải quyết và đề xuất những giải pháp phù hợp, khả thi, thuyết phục.
Về hình thức: Lập luận chặt chẽ, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm; các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
Bố cục bài viết cần đảm bảo:
* Giới thiệu vấn đề cần nghị luận và nêu khái quát quan điểm cá nhân về vấn đề.
* Triển khai vấn đề nghị luận
- Giải thích vấn đề nghị luận: Bị so sánh với người khác là gì?
- Thể hiện quan điểm của người viết về vấn đề và cách ứng xử khi bị so sánh với người khác, có thể theo một số gợi ý sau:
+ Thực trạng: Trong xã hội hiện đại, con người có mạng lưới xã hội phong phú hơn, việc so sánh với người khác trở nên phổ biến, đặc biệt diễn ra ở người trẻ.
+ Nguyên nhân: thường bắt nguồn từ những mong muốn tốt đẹp đốc thức sự tiến bộ từ người khác dành cho mỗi cá nhân. Nhưng cũng có trường hợp để mỉa mai, công kích.
+ Hậu quả:
. Người bị so sánh cảm thấy tự ti, thiếu tự tin, thậm chí làm giảm đi giá trị bản thân trong mắt chính mình.
. Căng thẳng trong các mối quan hệ hay sự phát triển không đồng đều về mặt tâm lý.
+ Nêu quan điểm về ý kiến trái chiều, mâu thuẫn.
+ Cách ứng xử của học sinh khi bị so sánh với người khác:
. Giữ cho mình một thái độ bình tĩnh và không để cảm xúc chi phối.
. Hiểu rằng mỗi người đều có những đặc điểm riêng biệt, không ai giống ai.
. Xem sự so sánh như một cơ hội để phát triển bản thân.
. Mỗi cá nhân cần ý thức để không nên so sánh người khác.
* Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.
Học sinh có thể có nhiều cách hiểu khác nhau miễn sao lập luận hợp lí, thuyết phục.d. Chính tả, dùng từ, đặt câu.
Đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp tiếng Việt, dùng từ, đặt câu, diễn đạt mạch lạc.e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo; thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.Lưu ý:
- Khuyến khích và trân trọng những bài làm có sự sáng tạo và giọng điệu riêng.
- Chấp nhận cách kiến giải khác nhau về vấn đề kể cả không có trong hướng dẫn chấm miễn là hợp lý và thuyết phục.
Tổng điểm toàn bài là 4,0 điểm có thể cho điểm lẻ đến 0,25 điểm. Việc chi tiết hóa điểm số phải có sự thống nhất trong tổ chấm thi đảm bảo không có sự sai lệch với tổng điểm của mỗi câu.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của em về hai khổ thơ (5), (6) của văn bản trong phần Đọc hiểu.
Câu 4:
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ:
Những cây xanh nghiêng đầu
Nằm ngả dài trên đất.
Câu 5:
Em hiểu nội dung hai dòng thơ sau như thế nào?
Mai cây mới được trồng
Nhuộm lại xanh cho phố
Câu 6:
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 8)
về câu hỏi!