Câu hỏi:
17/12/2024 820Bắc Giang Thương
Lục Ngạn, Lục Na[1] đôi bờ xanh trĩu quả
Núi Huyền Đinh soi bóng Lục Đầu Giang
Che chở, cưu mang một thời khai sáng
Bóng nước dòng Thương in dấu thuở xuân thì.
Đi hết chiều quê, con tìm về ngõ Mẹ
Khói lam chiều rơm rạ ấm hương quê
Dĩnh Kế, Bảo Đài, Cấm Sơn, Xa Lý[2]...
Vó ngựa dập dồn, thấp thoảng bóng hoàng hôn.
Ừ mới đấy, mười năm rồi em nhỉ?
Cần Trạm, Xương Giang... đến hẹn lại quay về
Như chim lạc ngàn, như mây trời rong ruổi
Ta trở về trong võng lưới yêu thương.
Kí ức nhọc nhằn, kí ức lại lên hương
Năm tháng vèo qua, nhạt nhòa xa cách
Chơi vơi đất trời, chơi vơi sự tích
Thao thiết lòng, ta gọi: Bắc Giang Thương!
(Theo Ngổn ngang mây trắng, Nguyễn Duy Kha[3],
NXB Hội Nhà văn, 2020, tr. 84-85)
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 69k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện vẻ đẹp của vùng đất Bắc Giang trong bài thơ:
- đôi bờ xanh trĩu quả
- Núi Huyền Đinh soi bóng Lục Đầu Giang
- Bóng nước dòng Thương in dấu thuở xuân thì.
- Khói lam chiều rơm rạ ấm hương quê
- Vó ngựa dập dồn, thấp thoảng bóng hoàng hôn
Câu 3:
Phân tích tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ sau:
Như chim lạc ngàn, như mây trời rong ruổi
Ta trở về trong võng lưới yêu thương.
Lời giải của GV VietJack
- Biện pháp tu từ được sử dụng: so sánh
- Tác dụng: Hình ảnh so sánh làm nổi bật cảm giác tự do, bay bổng của nhân vật trữ tình khi trở về quê hương. Hình ảnh “chim lạc ngàn” thể hiện sự lạc lõng nhưng cũng gợi lên khao khát trở về, trong khi “mây trời rong ruổi” tạo cảm giác nhẹ nhàng, tự do, hòa quyện với thiên nhiên. Điều này làm cho tình cảm đối với quê hương thêm sâu sắc và mãnh liệt. Quê hương hiện lên là suối nguồn kì diệu vỗ về và chữa lành bằng những yêu thương thân thuộc.Câu 4:
Lời giải của GV VietJack
Hai chữ “lên hương” có thể hiểu là những kỷ niệm, dù trải qua nhiều nhọc nhằn, đau khổ, nhưng vẫn được nâng niu, trân trọng và trở nên tươi đẹp hơn theo thời gian. “Lên hương” không chỉ thể hiện sự hồi phục, mà còn gợi lên sự trưởng thành, sự thấu hiểu và tình yêu quê hương sâu sắc hơn. Ký ức trở thành nguồn cảm hứng, nuôi dưỡng tâm hồn và gợi nhớ về những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
* Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, miễn sao hợp lí.Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hiện nay, nhiều học sinh có xu hướng thu mình, ngại thể hiện bản thân. Em hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về vấn đề trên và đề xuất cách khắc phục.
Câu 2:
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cảm nhận của em về tình cảm của tác giả đối với vùng đất Bắc Giang được thể hiện qua bài thơ Bắc Giang Thương ở phần Đọc hiểu.
Câu 3:
Câu 4:
Phân tích tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ sau:
Như chim lạc ngàn, như mây trời rong ruổi
Ta trở về trong võng lưới yêu thương.
Câu 5:
Câu 6:
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án ( Đề 8)
Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức có đáp án ( Đề 6)
về câu hỏi!