Câu hỏi:
17/12/2024 322PHIÊN BẢN TUYỆT NHẤT CỦA CHÍNH MÌNH
Bắt đầu từ một độ tuổi nhất định, “người ta có gương mặt mà mình xứng đáng”. Coco Chanel đã nói thẳng ra - người ta hiểu tính khí khắt khe đã đi vào truyền thuyết của bà. Nhưng óc tưởng tượng của người Paris không hề cho rằng bà đã sai.
Trên phố, trong quán cà phê, trên xe bus, gương mặt mỗi người đều mang một câu chuyện, tựa hồ như một quả cầu pha lê mà qua đó ta có thể đọc được quá khứ. Những mối tình hạnh phúc hay vô vọng, những khởi đầu, những hi vọng và chiến công, những chặng đường đan xen giữa thành công và biến cố.
Những biểu lộ ấy cùng cách chúng ta thay đổi tạo nên tấm thẻ căn cước của chúng ta. Tất thảy đều hiển hiện ở đó, trước con mắt nhân gian.
Ta may mắn sinh ra với một gương mặt phù hợp với mình. Hoặc không.
[…]
Tốt hơn là nên sống đúng tuổi chứ không phải trẻ mãi không già. Đã từ lâu, ta biết rằng cậy nhờ đến phẫu thuật quá đà, ngược đời thay, lại chỉ khiến chúng ta có vẻ già hơn mà thôi.
[…]
Phụ nữ Paris không cố gắng tỏ ra khác với những gì mình có. Bởi thật ra, trên cả nhu cầu ra vẻ trẻ trung - một điều thật hão huyền - thì mục đích tiên quyết của họ là trở thành phiên bản hoàn hảo nhất của chính mình, cả bên ngoài lẫn bên trong, không kể chi tuổi tác.
Nàng chỉ chăm chăm giữ trong đầu một điều răn duy nhất: “Hãy tận dụng gương mặt ngày hôm nay của ngươi, gương mặt mà mười năm sau ngươi sẽ nuối tiếc.”
(Trích “Sống như người Paris”, Nhóm tác giả: Anna Berest, Audrey Diwan, Carolin de Maigret và Sophie Mas, trang 136-137, NXB Thế giới, 2016)
Xác định luận đề của đoạn trích.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Vấn đề bàn luận: Phiên bản tuyệt nhất của chính mình.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Chỉ ra mục đích tiên quyết của phụ nữ Paris được nhắc đến ở đoạn trích trên.
Lời giải của GV VietJack
Mục đích tiên quyết của phụ nữ Paris: trở thành phiên bản hoàn hảo nhất của chính mình, cả bên ngoài lẫn bên trong, không kể chi tuổi tác.
Câu 3:
Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn sau: Trên phố, trong quán cà phê, trên xe bus, gương mặt mỗi người đều mang một câu chuyện, tựa hồ như một quả cầu pha lê mà qua đó ta có thể đọc được quá khứ.
Lời giải của GV VietJack
- Biện pháp so sánh: gương mặt mỗi người đều mang một câu chuyện (tựa hồ) như quả cầu pha lê
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh khả năng biểu đạt thế giới nội tâm, cuộc đời, số phận của gương mặt mỗi người
+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt, khiến câu văn sinh động, giàu hình ảnh
+ Gợi nhắc mỗi người cần bồi đắp, xây dựng để trở thành phiên bản hoàn hảo của chính mình vì người khác có thể thấu cảm điều đó.
Câu 4:
Nêu cách hiểu của anh/chị về ý kiến: Tốt hơn là nên sống đúng tuổi chứ không phải trẻ mãi không già ?
Lời giải của GV VietJack
+ “Trẻ mãi không già” là điều bất khả kháng, nó trái với qui luật tự nhiên nên khó xảy ra trong thực tế
+ Mỗi độ tuổi có một vẻ đẹp và giá trị riêng, vì vậy nên sống đúng tuổi, cảm nhận được ý nghĩa đích thực của mỗi thời điểm trong cuộc đời mới là điều nên làm
+ Đây là một thái độ sống đúng đắn, lạc quan, thể hiện nhận thức sâu sắc về ý nghĩa của sự sống.
Câu 5:
Hãy phác thảo phiên bản “tuyệt nhất của chính mình” mà anh/chị hướng đến trong tương lai.
Lời giải của GV VietJack
HS tự do xây dựng hình ảnh “tuyệt nhất” của chính mình trong tương lai.
Gợi ý:
- Có việc làm ổn định, thu nhập tốt.
- Thường xuyên du lịch, trải nghiệm, khám phá thế giới tự nhiên, con người và cuộc sống xung quanh.
- Chăm sóc tốt bản thân: sức khoẻ thể chất, sức khoẻ tinh thần
- Có một lối sống trong sáng, lành mạnh, khoa học.
- Có đóng góp tích cực cho cộng đồng xã hội.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai tác phẩm “Đêm làng Trọng Nhân” của Sương Nguyệt Minh và “Lời hứa của thời gian” của Nguyễn Quang Thiều.
Câu 2:
Chỉ ra mục đích tiên quyết của phụ nữ Paris được nhắc đến ở đoạn trích trên.
Câu 3:
Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn sau: Trên phố, trong quán cà phê, trên xe bus, gương mặt mỗi người đều mang một câu chuyện, tựa hồ như một quả cầu pha lê mà qua đó ta có thể đọc được quá khứ.
Câu 4:
Nêu cách hiểu của anh/chị về ý kiến: Tốt hơn là nên sống đúng tuổi chứ không phải trẻ mãi không già ?
Câu 5:
Hãy phác thảo phiên bản “tuyệt nhất của chính mình” mà anh/chị hướng đến trong tương lai.
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 4
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 1)
về câu hỏi!