Câu hỏi:

19/12/2024 32

 Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi a, b, c

Đứa trẻ nhỏm dậy bảo sứ giả rằng: “Mau về tâu với vua rèn một ngựa sắt cao mười tám thước, một thanh kiếm sắt dài bảy thước, một roi sắt và một nón sắt. Ta cưỡi ngựa đội nón ra đánh, giặc tất phải kinh bại, vua phải lo gì nữa?” Sứ giả mừng rỡ vội về tâu với vua. Vua vừa kinh vừa mừng nói rằng: “Ta không lo nữa”. Quần thần tâu: “Một người thì làm sao mà đánh bại được giặc?” Vua nổi giận nói: “Lời nói của Long Quân ngày trước không phải là ngoa, các quan chớ nghi ngờ gì nữa, kiếm, roi và nón.” Sứ giả tới gặp, người mẹ sợ hãi cho rằng tai họa đã đến, bèn bảo người con. Con cả cười bảo rằng: “Mẹ hãy đưa nhiều cơm rượu cho tôi ăn, việc đánh giặc mẹ chớ có lo”

a. Sự sáng tạo trong khắc họa nhân vật Thánh Gióng thể hiện ở điểm nào? Chúng có ý nghĩa như thế nào?

b. Đoạn văn là lời của nhân vật nào? Chúng có tác dụng gì?

c. Đoạn văn thể hiện quan điểm nào về việc cứu nước?

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 69k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a. Sáng tạo trong khắc họa nhân vật Thánh Gióng qua hành động, lời thoại với nhiều đối tượng:

+ Mau về tâu với vua rèn một ngựa sắt… vua phải lo gì nữa?.

+ Mẹ hãy đưa nhiều cơm rượu cho tôi ăn, việc đánh giặc mẹ chớ có lo.

- Ý nghĩa của sáng tạo:

+ Lời thoại thể hiện sự ý thức về sức mạnh và trách nhiệm của cá nhân đối với việc cứu nước.

+ Nhân vật chính được khắc họa rõ nét hơn, chân thực hơn.

b. Đoạn bao gồm lời của người kể chuyện: để dẫn chuyện, mô tả hành động của nhân vật; lời của các nhân vật: vua, Thánh Gióng, quần thần.

à Tác dụng: Sự việc được nhìn từ các góc độ khác nhau: hai nhân vật vua, Thánh Gióng thể hiện sự tự tin vào sức mạnh, sự quyết đoán của bản thân, trách nhiệm đối với đất nước; đoạn khắc họa được khung cảnh đặc biệt ở thời điểm quan trọng của lịch s: hành động cứu nước.

c. Đoạn trên đã thể hiện quan điểm về việc cứu nước: cứu nước là nhiệm vụ lớn lao cần có sự chỉ đạo, đồng lòng nhất trí của người đứng đầu với nhân dân, cần phải sử dụng sức mạnh tổng hợp.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Xác định 2 đặc điểm nổi bật của truyện truyền kì thể hiện trong văn bản Truyện Đổng Thiên Vương  

Xem đáp án » 19/12/2024 164

Câu 2:

So sánh, đánh giá hai tác phẩm viết về người anh hùng Thánh Gióng ở Truyện Đổng Thiên Vương (Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp) và truyền thuyết Thánh Gióng (SGK Ngữ văn 6 – 3 bộ SGK) ở việc xây dựng cốt truyện và sử dụng các yếu tố kì ảo. Từ đó nhận xét về sự ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học viết.

Xem đáp án » 19/12/2024 136

Câu 3:

Xác định đề tài và các sự việc chính trong văn bản Truyện Đổng ThiênVương

Xem đáp án » 19/12/2024 0

Câu 4:

Việc ăn, mặc, lớn nhanh của cậu bé được miêu tả như thế nào? Xác định sự sáng tạo của truyện truyền kì ở sự việc này và cho biết chúng có ý nghĩa như thế nào?

Xem đáp án » 19/12/2024 0

Câu 5:

Xác định các yếu tố kì ảo tiêu biểu trong tác phẩm, phân tích ý nghĩa của chúng và đánh giá thái độ của tác giả đối với nhân vật, sự kiện lịch sử (đánh giặc giữ nước) (trả lời bằng đoạn văn khoảng 200 chữ).

Xem đáp án » 19/12/2024 0

Bình luận


Bình luận