Câu hỏi:
19/12/2024 135So sánh, đánh giá hai tác phẩm viết về người anh hùng Thánh Gióng ở Truyện Đổng Thiên Vương (Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp) và truyền thuyết Thánh Gióng (SGK Ngữ văn 6 – 3 bộ SGK) ở việc xây dựng cốt truyện và sử dụng các yếu tố kì ảo. Từ đó nhận xét về sự ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học viết.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 69k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
So sánh, đánh giá hai tác phẩm viết về người anh hùng Thánh Gióng ở Truyện Đổng Thiên Vương (Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp) và truyền thuyết Thánh Gióng (SGK Ngữ văn 6 – 3 bộ SGK) ở việc xây dựng cốt truyện và sử dụng các yếu tố kì ảo. Từ đó nhận xét về sự ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học viết.
c Triển khai vấn đề nghị luận
- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề (điểm chung giữa hai tác phẩm để yêu cầu so sánh); hai tác phẩm và tác giả cần so sánh.
- Nêu bình diện so sánh, vị trí của chúng đối với tác phẩm/ dư luận.
2. Thân bài
* Điểm tương đồng về cốt truyện, các yếu tố kì ảo.
- Học liệt kê các sự việc chính trong Truyện Đổng Thiên Vương và truyền thuyết Thánh Gióng.
- Phân tích, so sánh, bình luận để làm nổi bật ý nghĩa của điểm tương đồng (thái độ đối với nhân vật lịch sử; thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc).
* Điểm khác biệt về cốt truyện, các yếu tố kì ảo.
- Học sinh liệt kê các sự khác biệt về cốt truyện ở Truyện Đổng Thiên Vương so với truyền thuyết Thánh Gióng.
- Phân tích, so sánh, bình luận để làm nổi bật ý nghĩa của sự khác biệt (thái độ đối với nhân vật lịch sử; thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc).
* Lí giải nguyên nhân của sự khác biệt.
- Truyền thuyết Thánh Gióng thuộc văn học dân gian.
- Truyện Đổng Thiên Vương là truyện truyền kì được sáng tạo, phát triển từ văn học dân gian, truyền thuyết Thánh Gióng.
Yếu tố kì ảo trở thành phương tiện nghệ thuật để truyền tải nội dung mang ý nghĩa rộng lớn hơn.
3. Kết bài
- Sự ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học viết:
+ Văn học dân gian là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn học dân tộc.
+ Văn học viết chịu ảnh hưởng văn học dân gian về nhiều phương diện từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật.
- Khẳng định sự thành công của hai tác phẩm: thể hiện lòng yêu nước và tôn vinh anh hùng dân tộc, thể hiện niềm tư hào dân tộc.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt
e. Sáng tạo
- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.
- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Xác định 2 đặc điểm nổi bật của truyện truyền kì thể hiện trong văn bản Truyện Đổng Thiên Vương
Câu 2:
Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi a, b, c
Đứa trẻ nhỏm dậy bảo sứ giả rằng: “Mau về tâu với vua rèn một ngựa sắt cao mười tám thước, một thanh kiếm sắt dài bảy thước, một roi sắt và một nón sắt. Ta cưỡi ngựa đội nón ra đánh, giặc tất phải kinh bại, vua phải lo gì nữa?” Sứ giả mừng rỡ vội về tâu với vua. Vua vừa kinh vừa mừng nói rằng: “Ta không lo nữa”. Quần thần tâu: “Một người thì làm sao mà đánh bại được giặc?” Vua nổi giận nói: “Lời nói của Long Quân ngày trước không phải là ngoa, các quan chớ nghi ngờ gì nữa, kiếm, roi và nón.” Sứ giả tới gặp, người mẹ sợ hãi cho rằng tai họa đã đến, bèn bảo người con. Con cả cười bảo rằng: “Mẹ hãy đưa nhiều cơm rượu cho tôi ăn, việc đánh giặc mẹ chớ có lo”
a. Sự sáng tạo trong khắc họa nhân vật Thánh Gióng thể hiện ở điểm nào? Chúng có ý nghĩa như thế nào?
b. Đoạn văn là lời của nhân vật nào? Chúng có tác dụng gì?
c. Đoạn văn thể hiện quan điểm nào về việc cứu nước?
Câu 3:
Xác định đề tài và các sự việc chính trong văn bản Truyện Đổng ThiênVương
Câu 4:
Việc ăn, mặc, lớn nhanh của cậu bé được miêu tả như thế nào? Xác định sự sáng tạo của truyện truyền kì ở sự việc này và cho biết chúng có ý nghĩa như thế nào?
Câu 5:
Xác định các yếu tố kì ảo tiêu biểu trong tác phẩm, phân tích ý nghĩa của chúng và đánh giá thái độ của tác giả đối với nhân vật, sự kiện lịch sử (đánh giặc giữ nước) (trả lời bằng đoạn văn khoảng 200 chữ).
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 3)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 4
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
về câu hỏi!