Câu hỏi:

20/12/2024 116

Nếu áp suất của một lượng khí tăng thêm 2.105 Pa thì thể tích giảm 3 lít. Nếu áp suất tăng thêm 5.105 Pa thì thể tích giảm 5 lít. Biết nhiệt độ khí không đổi. Các phát biểu sau đây đúng hay sai:

a) Thể tích ban đầu của lượng khí là 9 lít.

b) Áp suất ban đầu của lượng khí là 3.105 Pa.

c) Từ trạng thái ban đầu nếu áp suất của lượng khí giảm đi 105 Pa thì thể tích tăng thêm 3 lít.

d) Khi thể tích của lượng khí trên là 4 lít thì áp suất của nó là 9.105 Pa.

Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a) Đúng

b) Sai

Gọi thể tích và áp suất ban đầu là V1 và p1.

\[{p_1}{V_1} = {p_2}{V_2} \Rightarrow {p_1}{V_1} = ({p_1} + {2.10^5})({V_1} - 3) \Rightarrow - 3{p_1} + {2.10^5}{V_1} - {6.10^5} = 0\] (1)

\[{p_1}{V_1} = {p_2}{V_2} \Rightarrow {p_1}{V_1} = ({p_1} + {5.10^5})({V_1} - 5) \Rightarrow - 5{p_1} + {5.10^5}{V_1} - {25.10^5} = 0\] (2)

Từ (1) và (2) được: p1 = 4.105 Pa; V1 = 9 lít.

c) Đúng

\[{p_1}{V_1} = {p_2}{V_2} \Rightarrow {p_1}{V_1} = ({p_1} - {10^5}){V_2} \Rightarrow {4.10^5}.9 = {3.10^5}.{V_2} \Rightarrow {V_2} = 12\] lít, tức là thể tích tăng thêm 3 lít.

d) Đúng

\[{p_1}{V_1} = {p_2}{V_2} \Rightarrow {4.10^5}.9 = {p_2}.4 \Rightarrow {p_2} = {9.10^5}Pa\]

Đáp án: a) Đúng; b) Sai; c) Đúng; d) Đúng.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Một khối khí lí tưởng có thể tích 10 lít, nhiệt độ 27°C, áp suất 105 Pa biến đổi qua hai quá trình nối tiếp nhau

Quá trình 1: biến đổi đẳng nhiệt, thể tích tăng hai lần.

Quá trình 2: biến đổi đẳng áp, nhiệt độ cuối cùng là 627°C.

Các phát biểu sau đây đúng hay sai.

a) Áp suất cuối cùng của khối khí là 5.104 Pa.

b) Nhiệt độ của khối khí sau quá trình 1 là 900 K.

c) Nhiệt độ tuyệt đối cuối cùng của khối khí gấp ban đầu 3 lần.

d) Thể tích cuối cùng của khối khí là 15 lít.

Xem đáp án » 20/12/2024 6,813

Câu 2:

Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, mật độ phân tử khí trong một đơn vị thể tích

Xem đáp án » 20/12/2024 6,331

Câu 3:

Khi thở ra dung tích của phổi là V1 = 2,4 lít và áp suất không khí trong phổi là p1 = 101,7.103 Pa. Khi hít vào áp suất của phổi là p2 = 101,01.103 Pa. Coi nhiệt độ của phổi là không đổi, dung tích của phổi khi hít vào bằng

Xem đáp án » 20/12/2024 2,157

Câu 4:

Theo thuyết động học phân tử chất khí thì điều nào sau không đúng?

Xem đáp án » 20/12/2024 1,717

Câu 5:

Nhiệt nóng chảy riêng của chì là 0,25.105 J/kg, nhiệt độ nóng chảy của chì là 327 °C. Biết nhiệt dung riêng của chì là 126 J/kg.K. Xét tính đúng sai của các phát biểu sau:

a) Nhiệt năng của chì bằng 0,25.105 J/Kg.

b) Miếng chì khối lượng 1 kg đang ở nhiệt độ 25 °C được cung cấp nhiệt lượng 1,26 kJ thì nhiệt độ của nó tăng lên 26 °C.

c) Cần cung cấp nhiệt lượng 0,25.105 J/Kg để làm nóng chảy hoàn toàn 1 kg chì ở nhiệt độ nóng chảy của nó.

d) Biết công suất của lò nung là 1000 W giả sử hiệu suất của lò là 100 %. Thời gian để làm nóng chảy hoàn toàn 1 kg chì từ nhiệt độ nóng chảy của nó bằng 25s.

Xem đáp án » 20/12/2024 1,416

Câu 6:

Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt hoá hơi.

Xem đáp án » 20/12/2024 524

Câu 7:

Một mô hình áp kế khí như hình vẽ gồm một bình cầu thủy tinh có thể tích 270 cm3 gắn với một ống nhỏ AB nằm ngang có tiết diện 0,1 cm2. Trong ống có một giọt thủy ngân. Ở 0 °C giọt thủy ngân cách A 30 cm. Tính khoảng di chuyển của giọt thủy ngân khi hơ nóng bình cầu đến 10 °C. Coi thể tích bình là không đổi.

Một mô hình áp kế khí như hình vẽ gồm một bình cầu thủy tinh có thể tích 270 cm3 gắn với một ống nhỏ AB nằm ngang có (ảnh 1)

Xem đáp án » 20/12/2024 502

Bình luận


Bình luận