Câu hỏi:
21/12/2024 21Viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau: “Lòng tốt của con người có thể chữa lành các vết thương nhưng lòng tốt cũng cần đôi phần sắc sảo, nếu không chẳng khác nào con số không tròn trĩnh.”
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Suy nghĩ về lòng tốt trong cuộc sống
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; mọi kiến giải phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật, đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giải thích
- Lòng tốt: là sự yêu thương, quan tâm, chia sẻ vật chất hoặc tinh thần đối với những người xung quanh.
- Chữa lành các vết thương: xoa dịu, hàn gắn những nỗi đau về tâm hồn và thể xác của con người.
- Lòng tốt cũng cần đôi phần sắc sảo: lòng tốt cần phải đi cùng với lí trí tỉnh táo, nhận thức sáng suốt về đối tượng cần giúp đỡ và cách thức giúp đỡ, nếu không sẽ trở thành vô ích.
=> Ý kiến khẳng định chắc chắn vai trò của lòng tốt và cách biểu lộ lòng tốt tương thích để tạo ra những giá trị tốt đẹp.
* Bàn luận:
- Lòng tốt của con người có thể chữa lành các vết thương:
+ Lòng tốt giúp con người đối diện và vượt qua nghịch cảnh, tạo cho họ niềm tin vào cuộc sống và hi vọng vào tương lai, giúp họ bớt đau đớn trước những bất hạnh trong cuộc sống.
+ Lòng tốt có thể cảm hóa cái xấu, cái ác; là sợi dây gắn kết, khiến cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn, góp phần xây dựng xã hội nhân ái, văn minh.
- Lòng tốt cũng cần đôi phần sắc sảo, nếu không chẳng khác nào con số không tròn trĩnh:
+ Lòng tốt cần đi cùng sự tỉnh táo của lí trí để không bị lợi dụng.
+ Phê phán những người sống thờ ơ, ích kỉ, những người lợi dụng lòng tốt của người khác, những người làm việc tốt nhưng toan tính trục lợi.
* Bài học:
- Cần phải có lòng tốt và thể hiện nó một cách phù hợp
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Chỉ ra yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình trong đoạn văn:
“Bên vườn nhà nội tôi cũng có một đầm lầy nhỏ, tháng năm về sen nở thấp thoáng trên đầm, dệt vào gió làn hương xa vắng, mơ hồ, gọi đàn bướm vàng lượn vòng xôn xao. Tôi nhớ vị trà nội pha chắt chiu hương sen tinh khiết, nồi chè hạt sen mẹ nấu thơm ngon nức mũi, những sớm mai trong lành chỉ có tiếng bếp lửa reo tí tách, tiếng gà gáy xôn xao, tiếng gió vờn xào xạc, nghe an nhiên quá đỗi. Tôi thầm cảm ơn sen, đã nhẹ nhàng dắt tôi về với nguồn cội.”
Câu 4:
Em có đồng tình với quan điểm của tác giả “Khi đứng trước sen, lòng ta như lắng xuống chỉ còn vị ngọt của bình yên thẳm sâu trong tâm hồn, mọi bão giông gói lại thành giọt sương đọng trên kẽ lá.” không? Vì sao?
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 5
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 6
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án - Đề 1
Đề thi giữa kì 1 lớp 11 môn Ngữ Văn có đáp án (Đề 1)
Bộ 15 đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án - Đề 3
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 3
về câu hỏi!