Câu hỏi:
22/12/2024 20Từ trích đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán, em hãy viết bài văn nghị luận về vai trò của lời cảm ơn và xin lỗi.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Đảm bảo cấu trúc ba phần: Mở - Thân - Kết.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Nghị luận về lời cảm ơn và xin lỗi
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của việc xin lỗi và cảm ơn. (Một trong những thước đo giá trị nhân phẩm của một con người chính là ý nghĩa của việc xin lỗi và cảm ơn).
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.
2. Thân bài
a. Giải thích
Xin lỗi: tâm trạng ăn năn, cảm thấy có lỗi với người khác khi mình làm điều gì sai với họ và thừa nhận lỗi lầm đó bằng lời nói và hành động.
Cảm ơn: tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc, thoải mái khi người khác làm điều gì đó giúp mình hoặc khiến mình trở nên tốt hơn.
→ Xin lỗi và cảm ơn là những lời nói, hành động thiết thực của con người, nó đánh giá phẩm hạnh, đạo đức của con người đó.
b. Phân tích
Xin lỗi khi ta làm sai và cảm ơn khi ta được giúp đỡ là một phép lịch sự tối thiểu thể hiện đạo đức của con người đồng thời khiến người khác tôn trọng ta hơn.
Trong cuộc sống sẽ không tránh khỏi những lúc mắc sai lầm và những lúc mình rơi vào hoàn cảnh éo le được người khác giúp đỡ, chính vì thế chúng ta cần thể hiện thái độ hối hận hoặc biết ơn với họ.
Nếu xã hội ai cũng biết nói cảm ơn và xin lỗi đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời điểm thì xã hội này sẽ tốt đẹp hơn.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy những dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.
Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, gần gũi, tiêu biểu và được nhiều người biết đến.
d. Phản biện
Trong xã hội vẫn còn nhiều người không biết hoặc không dám thừa nhận lỗi lầm của mình, lại có những người vô cảm, lãnh đạm trước sự giúp đỡ của người khác,… đấy là những con người hèn nhát đáng bị chỉ trích.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: ý nghĩa của việc xin lỗi và cảm ơn, đồng thời rút ra bài học cho bản thân.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc tóm tắt và cho biết Kiều báo ân báo oán thuộc phần nào của tác phẩm?
Câu 2:
Dòng nào nhận xét đúng về tính cách Hoạn Thư qua những lời đối đáp với Thúy Kiều?
Câu 6:
Nhận định nào không phải là lí lẽ Hoạn Thư đưa ra để gỡ tội cho mình?
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 5
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 6
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án - Đề 1
Đề thi giữa kì 1 lớp 11 môn Ngữ Văn có đáp án (Đề 1)
Bộ 15 đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án - Đề 3
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 3
về câu hỏi!