Câu hỏi:
22/12/2024 321Tình yêu – Dòng sông
Vũ Quần Phương
Có bao giờ sông chảy thẳng đâu em
Sông lượn khúc lượn dòng mà đến biển
Bờ bãi loi thoi xóm làng ẩn hiện
Đời sông như đời người trên sông
Đời anh quen với lũ với dông
Với gió chạy cát bay, đá ngầm vực xoáy
Thuyền êm lướt khi sào va dưới đáy
Anh thuộc từng lòng lạch mỗi dòng trôi
Đá thượng nguồn và cát vụn ngoài khơi
Sông dạy anh cái cứng mềm của nước
Sông còn trẻ là khi sông lắm thác
Suốt đêm ngày mặt sóng cứ sôi lên
Con sông già có mặt nước trôi êm
Đáy sông phẳng nên sông thường thích ngủ
Anh muốn đi với dòng sông trẻ
Khúc sông nào cũng gợi nhớ về em
Em có về với bãi cá, bãi chim
Nơi cá đẻ, nơi chim trời đến ở
Mát dưa hấu, thơm dưa hồng, dưa bở
Nơi tay người mang màu đất phù sa
Em có về nơi dông lũ đi qua
Nơi sông đẻ ra bờ xôi, bãi mật
Sóng nuôi bãi sức trăm đời, dư dật
Bãi nuôi người, người quấn quýt bên sông
Em yêu anh có yêu được như sông
Sông chẳng theo ai, tự chảy nên dòng
Sông nhớ biển lao ghềnh vượt thác
Mang suối nguồn đi đến suốt mênh mông
Đã yêu sông anh chẳng ngại sâu nông
Em có theo anh lên núi về đồng
Hạt muối mặn lên ngàn, bè tre xuôi về bến
Em có cùng lũ lụt với mưa dông
Đời sông trôi như đời người trên sông
Anh tin bến, tin bờ, tin sức mình đến bể
Tin ánh sáng trên cột buồm, ngọn lửa
Tin mái chèo cày trên sóng cần lao
Anh tin em khi đứng mũi chịu sào
Anh chẳng sợ mọi đá ngầm sóng cả
Anh yêu sông, yêu tự nguồn đến bể
Gió về rồi, nào ta kéo buồm lên
(NXB Văn học, 1988)
Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên là:
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
C. Biểu cảm
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Văn bản Tình yêu – Dòng sông được viết theo thể thơ nào?
Lời giải của GV VietJack
B. Thơ tự do
Câu 3:
Dòng nào nói lên đề tài của văn bản Tình yêu – Dòng sông?
Lời giải của GV VietJack
D. Tình yêu
Câu 4:
Xác định hình ảnh biểu tượng chứa đựng nhiều tầng nghĩa, gợi liên tưởng trong văn bản.
Lời giải của GV VietJack
A. Dòng sông
Câu 5:
Những biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong đoạn thơ sau?
“Đời sông trôi như đời người trên sông
Anh tin bến, tin bờ, tin sức mình đến bể
Tin ánh sáng trên cột buồm, ngọn lửa
Tin mái chèo cày trên sóng cần lao”
Lời giải của GV VietJack
B. So sánh, liệt kê, điệp từ
Câu 6:
Nhân vật trữ tình của văn bản Tình yêu – Dòng sông là người như thế nào?
Lời giải của GV VietJack
C. Là người trăn trở về cuộc sống và hết lòng với tình yêu
Câu 7:
Dòng nào nêu đúng nội dung câu thơ “Đời sông như đời người trên sông”
Lời giải của GV VietJack
A. Đời sông trôi như đời người mênh mang
Câu 8:
Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau là:
“Anh chẳng sợ mọi đá ngầm sóng cả
Anh yêu sông, yêu tự nguồn đến bể
Gió về rồi nào ta kéo buồm lên”.
Lời giải của GV VietJack
C. Làm nổi bật và gợi cảm tình cảm và tâm tư của nhân vật trữ tình trên hành trình đi tìm kiếm tình yêu của mình; làm tăng sức biểu đạt cho đoạn thơ.
Câu 9:
Trong bài thơ, tác giả đã bày tỏ niềm bắn khoăn: “Em yêu anh có yêu được như sông”. Vậy nhà thơ đã nêu ra điểm tương đồng nào giữa dòng sông và tình yêu?
Lời giải của GV VietJack
Điểm tương đồng giữa dòng sông và tình yêu:
- Sông nhớ biển lao ghềnh vượt thác: trong tình yêu hai người luôn mang nỗi nhớ cồn cào, da diết.
- Sông lượn khúc, lượn dòng mà tới biển; Đã yêu sông anh chẳng ngại sâu nông: trong tình yêu cả hai người phải trải qua nhiều thử thách khó khăn.
- Sông nhớ biển, lao ghềnh vượt thác/ Suối nguồn đi suốt mênh mông: tình yêu mạnh mẽ, nồng nhiệt và cần sự hi sinh
- Sông chẳng theo ai tự chảy nên dòng: bản lĩnh, ý chí vượt qua mọi khó khăn trong tình yêu.
Câu 10:
Thông điệp tình yêu nào trong văn bản có ý nghĩa nhất với anh/ chị?
Lời giải của GV VietJack
Học sinh trình bày thông điệp theo quan điểm cá nhân, nhưng cần phải bám sát vào nội dung hai câu thơ cuối.
Gợi ý:
- Trong tình yêu cần có sự lạc quan, niềm tin.
- Tình yêu cần sự chân thành, chung thủy.
Câu 11:
Anh/ chị hãy viết văn bản nghị luận về bài thơ Tình yêu – Dòng sông của nhà thơ Vũ Quần Phương.
Lời giải của GV VietJack
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Đảm bảo cấu trúc ba phần: Mở - Thân - Kết.
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết văn bản nghị luận về thơ Tình yêu – Dòng sông của Vũ Quần Phương.
c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:
Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Nêu luận đề: những cảm xúc, suy tư của chính nhà thơ.
Thân bài:
- Giới thiệu ngắn gọn về tứ thơ, mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ.
- Cảm xúc, suy tư của nhà thơ về tình yêu qua hình tượng dòng sông.
- Suy tư của tác giả về cuộc đời, quan điểm sống…
Lưu ý: Các luận điểm làm sáng tỏ luận đề gồm câu chứa luận điểm + lí lẽ + dẫn chứng.
Kết bài:
Cảm nhận, nhận thức của cá nhân về những cảm xúc, rung động, suy tư của chủ thể trữ tình.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Xác định hình ảnh biểu tượng chứa đựng nhiều tầng nghĩa, gợi liên tưởng trong văn bản.
Câu 4:
Những biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong đoạn thơ sau?
“Đời sông trôi như đời người trên sông
Anh tin bến, tin bờ, tin sức mình đến bể
Tin ánh sáng trên cột buồm, ngọn lửa
Tin mái chèo cày trên sóng cần lao”
Câu 5:
Nhân vật trữ tình của văn bản Tình yêu – Dòng sông là người như thế nào?
Câu 6:
Dòng nào nêu đúng nội dung câu thơ “Đời sông như đời người trên sông”
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 5
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 6
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án - Đề 1
Đề thi giữa kì 1 lớp 11 môn Ngữ Văn có đáp án (Đề 1)
Bộ 15 đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án - Đề 3
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 3
về câu hỏi!