Câu hỏi:
23/12/2024 25Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận xã hội về ý kiến: Tri thức là sức mạnh.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Tri thức là sức mạnh.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tri thức là sức mạnh.
- Giải thích tri thức: kho tàng kiến thức khổng lồ mà con người đã tích lũy được nhiều năm nay, được lưu trữ dưới dạng sách vở hoặc thông tin. Tri thức của mỗi con người là chính là những gì mà con người tích lũy được thông qua quá trình học tập, nghiên cứu.
- Vai trò của tri thức: đóng vai trò vô cùng quan trọng và có tính quyết định đến việc thành công hay thất bại của con người, chính vì thế, mỗi người hãy cố gắng trau dồi cho bản thân thật nhiều tri thức.
- Biểu hiện của người tích cực trau dồi tri thức:
+ Cố gắng tìm tòi, học tập, ham học hỏi, luôn muốn tích lũy thật nhiều kiến thức.
+ Sống có ước mơ, hoài bão, cố gắng vươn lên, đạt được mục đích, thành công riêng cho bản thân mình.
+ Sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ người khác để rút ra bài học cho bản thân mình.
- Ý nghĩa của việc tích cực trau dồi tri thức:
+ Tri thức giúp con người vươn tới những điều tưởng chừng như không thể, khám phá ra những chân trời mới, những điều thú vị, kì vĩ của thiên nhiên, của vũ trụ.
+ Tri thức là cốt lõi để xã hội này phát triển. Người nào càng tích cực trau dồi càng có nhiều thành công, đóng góp to lớn cho xã hội.
+ Trau dồi tri thức không chỉ góp phần phát triển bản thân, khiến cho bản thân tốt lên mà còn giúp cho đất nước phát triển bền vững hơn.
- Chứng minh: HS lấy dẫn chứng về những tấm gương tích cực trau dồi tri thức.
- Phản đề: vẫn còn có nhiều người vẫn chưa có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của kiến thức, không cố gắng trau dồi để hoàn thiện bản thân mình để cống hiến cho xã hội.
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo
- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Để chiếu rọi cho khô ráo và cho sáng trời đất, Chử Lầu đã tạo ra gì?
Câu 6:
Không gian sống của con người thay đổi như thế nào kể từ khi họ bắn mặt trời và mặt trăng?
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 7)
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 10)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Trắc nghiệm: Tam đại con gà có đáp án
Bộ 12 đề kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ Văn 10 Cánh Diều có đáp án- Đề 1
về câu hỏi!