Câu hỏi:

23/12/2024 141

HỘI GIÓNG Ở ĐỀN PHÙ ĐỔNG VÀ ĐỀN SÓC

(1) Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc gắn với truyền thuyết về một cậu bé được mẹ sinh ra một cách kì lạ ở làng Phù Đổng. Khôi ngô, tuấn tú nhưng lên 3 mà vẫn chưa biết nói, biết cười, suốt ngày cậu chỉ nằm trong thúng treo trên gióng tre, vì thế được đặt tên là Gióng. Vậy mà khi nghe thấy lời kêu gọi của nhà Vua tìm người tài giỏi đánh giặc ngoại xâm, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, rồi xung phong ra trận cứu nước, cứu dân. Sau khi dẹp tan quân giặc, ngài về núi Sóc rồi cưỡi ngựa bay lên trời.

 (2) Từ đó, ngài Gióng được thiêng hóa thành một vị Thánh bất tử bảo hộ mùa màng, hòa bình cho đất nước, thịnh vượng cho muôn dân. Để tưởng nhớ công ơn của ngài, người dân lập đền, thờ phụng và mở hội hằng năm với tên gọi là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc. Đó là một trong những lễ hội lớn nhất vùng châu thổ Bắc Bộ, tổ chức theo một nghi thức được quy định chặt chẽ, chuẩn bị hết sức công phu, với sự tham gia đông đảo của dân làng quanh khu vực hai đền. Hội Gióng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm - nơi sinh Thánh Gióng diễn ra từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 4 Âm lịch, và Hội Gióng ở đền Sóc ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (nay thuộc Hà Nội) - nơi Thánh hóa diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8 tháng giêng.

(3) Để tổ chức Hội Gióng ở đền Phù Đổng, những gia đình có vinh dự được chọn người đóng những vai quan trọng như các vai Ông Hiệu (Hiệu cờ, Hiệu trống, Hiệu chiêng, Hiệu Trung quân, Hiệu Tiểu cổ), vai cô Tướng hay các phường Áo đen, phường Áo đỏ ..., tùy theo vai vế, khả năng kinh tế mà chuẩn bị những điều kiện vật chất và người được chọn vai sinh hoạt kiêng cữ từ hàng tháng trước ngày Lễ hội. Vào chính hội, trước tiên dân làng tổ chức các nghi thức tế Thánh, sau đó là lễ rước nước lau rửa tự khí từ giếng đền Mẫu (đền Hạ) với ý nguyện được mưa thuận, gió hòa, lễ rước cờ “lệnh” từ đền Mẫu lên đền Thượng, tiếp đến là lễ khám đường, lễ duyệt tướng… Ngày chính hội mùng 9 tháng 4, Hội Gióng diễn ra trang trọng, linh thiêng và náo nhiệt nhất là hai trận đánh. Trận thứ nhất: đánh cờ ở Đống Đàm và trận thứ hai: đánh cờ ở Soi Bia… Sau nghi lễ tế Thánh, ông Hiệu cờ lần lượt tiến vào từng chiếc chiếu, nhảy qua các quả đồi (bát úp) và thực hiện các động tác “đánh cờ”. Tiếng hò reo lúc lúc lại dội lên trong tiếng chiêng, tiếng trống, thể hiện sự quyết liệt của trận đánh. Điệu múa cờ của ông Hiệu phải thật chính xác, khéo léo để tránh điều tối kị là lá cờ bị cuốn vào cán, bởi theo niềm tin của cư dân nơi đây thì đó là điềm rủi. Kết thúc mỗi màn múa cờ là kết thúc một trận đánh, ông Hiệu cờ vừa bước ra khỏi chiếu là chiếc chiếu được tung lên, dân chúng ào vào cướp lấy những mảnh chiếu mà họ tin tưởng là sẽ đem đến cho gia đình họ điều may mắn trong suốt cả năm. Cuối cùng là lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất và lễ khao quân trong rộn rã tiếng cười, lời ca, điệu múa của phường Ải Lao, chiếu chèo và các trò chơi dân gian. Tướng, quân bên giặc cũng được tha bổng và cho tham dự lễ mừng chiến thắng. Cách hành xử này thể hiện truyền thống hiếu nghĩa đối với tổ tiên, những vị anh hùng dân tộc và tinh thần khoan dung, nhân đạo của dân tộc Việt Nam.

(4) Hội Gióng ở đền Sóc diễn ra trong 03 ngày từ mùng 6 đến mùng 8 tháng giêng hằng năm. Việc chuẩn bị vật tế lễ cũng hết sức công phu, nhất là việc đan voi (theo truyền thuyết thì đoàn quân tham gia đánh giặc cùng Thánh Gióng có cả đàn voi chở lương thực đi theo) và làm giò hoa tre (tượng trưng cho gậy tre của Thánh Gióng sau khi đánh giặc), nên phải tiến hành từ nhiều tuần lễ trước Lễ hội. Từ xa xưa, việc rước đã được phân công cụ thể cho từng thôn chuyên trách… Sau phần nghi thức tắm tượng Thánh Gióng và cung tiến lễ vật trang trọng, linh thiêng, là hai hoạt động gây náo động nhất của Lễ hội Gióng ở đền Sóc. Đó là tục “cướp hoa tre” cầu may và tục chém “tướng” (giặc) được diễn xướng một cách tượng trưng bằng hiệu lệnh múa cờ.

(5) Là một hội trận được trình diễn bằng một hệ thống biểu tượng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa Việt, được cộng đồng bảo tồn nguyên giá trị cho tới ngày nay, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 11 năm 2010.

 (Theo http://dsvh.gov.vn/hoi-giong-o-den-phu-dong-va-den-soc-486)

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn trên là gì?

Đáp án chính xác

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

C. Thuyết minh

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Theo văn bản, hằng năm có mấy Hội Gióng được tổ chức?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

B. 2

Câu 3:

Ngày hội chính của Hội Gióng ở đền Phù Đổng là khi nào?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

C. Ngày 9 tháng 4

C. Ngày 9 tháng 4

Câu 4:

Mục đích của đoạn (1) trong văn bản trên là gì?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

A. Tóm tắt nguồn gốc, lai lịch của Thánh Gióng và những chuyện kì lạ về nhân vật này

Câu 5:

Hoạt động nào tại Hội Gióng đền Phù Đổng thể hiện tinh thần khoan dung của dân tộc Việt Nam?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

D. Lễ rước cờ và lễ khao quân

Câu 6:

 Sự kết hợp giữa thuyết minh và miêu tả trong văn bản trên đã đem đến hiệu quả gì?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

A. Thông tin được đề cập cụ thể, sinh động và dễ hình dung hơn

Câu 7:

Tại sao việc chuẩn bị vật tế lễ ở Hội Gióng đền Sóc phải tiến hành từ nhiều tuần lễ trước Lễ hội?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

B. Vì vật tế lễ phải chuẩn bị hết sức công phu, nhất là việc đan voi và làm giò hoa tre

Câu 8:

Thông tin nào dưới đây nêu không đúng về Hội Gióng?

Đáp án chính xác

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

B. Hội Gióng được tổ chức ở làng Phù Đổng vì đây là nơi Thánh hóa

Câu 9:

Theo anh/chị, lễ hội đền Gióng thể hiện truyền thống gì của dân tộc?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

Lễ hội đền Gióng thể hiện được nhiều truyền thống tốt đẹp của dân tộc như: đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, biết ơn công lao của các anh hùng dân tộc, truyền thống nhân đạo, bao dung của người Việt…

Câu 10:

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, việc duy trì những lễ hội như Hội Gióng có còn ý nghĩa không? Hãy chia sẻ suy nghĩ của anh/chị bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 câu).

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

HS trình bày quan điểm cá nhân về ý nghĩa của những lễ hội như Hội Gióng trong bối cảnh toàn cầu hóa.

+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.

+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.

Gợi ý: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc duy trì những lễ hội như Hội Gióng vẫn còn rất nhiều ý nghĩa:

+ Giúp thế hệ sau hiểu rõ công lao của các anh hùng dựng nước và giữ nước, để từ đó trân trọng hơn cuộc sống hiện tại, sống có trách nhiệm với xã hội, đất nước.

+ Những lễ hội truyền thống tạo nên bản sắc riêng cho dân tộc, cũng là một cách thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

+ Duy trì các lễ hội dân gian cũng là thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về xu hướng hội nhập “hòa nhập chứ không hòa tan”.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về tình trạng sử dụng thuốc lá điện tử ở một số bộ phận học sinh hiện nay.

Xem đáp án » 23/12/2024 12

Câu 2:

Theo văn bản, hằng năm có mấy Hội Gióng được tổ chức?

Xem đáp án » 23/12/2024 0

Câu 3:

Ngày hội chính của Hội Gióng ở đền Phù Đổng là khi nào?

Xem đáp án » 23/12/2024 0

Câu 4:

Mục đích của đoạn (1) trong văn bản trên là gì?

Xem đáp án » 23/12/2024 0

Câu 5:

Hoạt động nào tại Hội Gióng đền Phù Đổng thể hiện tinh thần khoan dung của dân tộc Việt Nam?

Xem đáp án » 23/12/2024 0

Câu 6:

 Sự kết hợp giữa thuyết minh và miêu tả trong văn bản trên đã đem đến hiệu quả gì?

Xem đáp án » 23/12/2024 0

Bình luận


Bình luận
Đăng ký gói thi VIP

VIP +3 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 3 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP +6 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 6 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP +12 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 12 tháng

  • Siêu tiết kiệm - Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

Vietjack official store