Câu hỏi:
31/12/2024 236Tìm 2 câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn tả lá bàng dưới đây.
Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán.
(Đoàn Giỏi)
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án:
Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán.
Hướng dẫn giải:
- Hình ảnh lá bàng vào mùa xuân được so sánh với “những ngọn lửa xanh”. Từ so sánh: “như”. tạo nên một hình ảnh sống động, giúp người đọc hình dung được màu xanh non mơn mởn của lá bàng vào mùa xuân.
- Hình ảnh lá bàng vào mùa đông được so sánh với “đồng”. Từ so sánh: “như” tạo hình ảnh cụ thể và sinh động, giúp người đọc hình dung rõ ràng sắc đỏ sậm của lá bàng khi mùa đông đến.
Đọc bài báo sau đây và trả lời các câu hỏi:
LỄ HỘI GẦU TÀO - NÉT VĂN HÓA DÂN TỘC MÔNG
Theo truyền thuyết dân gian kể lại, trước đây, những cặp vợ chồng người Mông nào lấy nhau nhiều năm chưa sinh được con cái, mà muốn sinh được người con như ý muốn, thì người chồng sẽ lên một quả đồi nào đó cầu xin thần đồi, thần núi phù hộ gia đình sinh được người con trai.
Nguồn gốc của Lễ hội Gầu Tào của người Mông bắt đầu từ đó. Lúc đầu nó chỉ đơn thuần là gắn liền với việc “cầu con”, do một gia đình nào đó trong bản đứng lên tổ chức. Dần dần, ngoài ý nghĩa ban đầu, Gầu Tào đã nâng tầm thành lễ hội của bản với ý nghĩa cầu cho mùa màng bội thu, người người khỏe mạnh, nhà nhà có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Lễ hội thường được tổ chức vào tháng Giêng, tùy từng địa phương chọn ngày cụ thể.
Địa điểm làm lễ Gầu Tào được gọi là Hấu Tào, đây là một quả đồi thấp, đỉnh bằng phẳng tạo nên một bãi rộng và được bao quanh bởi những ngọn đồi cao hơn, phía trước có một không gian trũng, hẹp. Đồi Gầu Tào phải quay theo hướng Đông để cây nêu khi dựng lên đón được ánh nắng mặt trời. Người Mông quan niệm, quả đồi Gầu Tào tượng trưng cho phúc mệnh của gia chủ. Không gian trũng phía trước tượng trưng cho sự đứt gãy, không may mắn; những ngọn đồi phía sau cao hơn tượng trưng cho sự phát triển: con cái hơn cha mẹ, tài lộc ngày càng nhiều.
Lễ cúng bên cây nêu được diễn ra với lễ vật là gà, rượu và cơm. Việc dựng cây nêu ngoài ý nghĩa tâm linh, cầu khấn còn có ý nghĩa thông báo về việc tổ chức lễ hội cho mọi người. Khi cây nêu được dựng xong, người trong bản hay các vùng khác nhìn thấy sẽ biết rằng: năm nay bản này sẽ mở hội Gầu Tào và dân bản sẽ chuẩn bị áo váy, bố trí thời gian đi dự hội, trai gái ở bản trên bản dưới cũng hẹn ước nhau đầu năm đến bên cây nêu gặp mặt.
Bắt đầu phần hội, phần này được tổ chức với nhiều trò chơi bổ ích, lí thú. Đó là những trò chơi dân gian, như đánh cù, đấu võ, bắn nỏ; bên cạnh đó còn có những trò vui mang tính nghệ thuật như múa khèn, thổi sáo, thi hát đối đáp.
Lễ hạ nêu cũng rất quan trọng, thầy cúng sẽ làm lễ hạ cây nêu, kết thúc lễ hội. Nếu là hội cầu phúc, gia chủ hội chọn một đôi trai gái, một đôi nam nữ đứng tuổi đông con rước nêu về. Gia chủ gác cây nêu ở đằng sau nhà hoặc chẻ ra làm dát giường mong sớm có con. Nếu mở hội cầu mệnh thì rước cây nêu đến gác ở chỗ vách đá khô ráo cầu mong mạnh khỏe.
Lễ hội thường kéo dài từ 3 - 5 ngày rồi kết thúc, mọi người lại trở về với cuộc sống đời thường, nhưng dư âm Gầu Tào vẫn còn vang vọng mãi trong tâm tưởng của những người dự lễ hội. Lời ca, chén rượu như gửi gắm nhiều nỗi niềm lưu luyến và ước vọng riêng tư. Trên khắp các bản, những lời chúc tốt đẹp đầu năm mới hòa quyện cùng giai điệu rộn ràng, như thay lời hẹn ước mùa xuân sau trở lại.
(Theo Tuấn Trung - Tiến Dũng, dienbientv.vn)
Hot: Đề thi cuối kì 2 Toán, Văn, Anh.... file word có đáp án chi tiết lớp 1-12 form 2025 (chỉ từ 100k). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trạng ngữ trong câu sau bổ sung thông tin gì cho câu?
Nhờ chăm chỉ học tập, Minh đã đạt được thành tích cao trong kì học vừa rồi.
Câu 4:
Nối các phần của đoạn văn trên với nội dung tương ứng.
Mở đầu | Nêu những kỉ niệm gắn bó, thân thiết của bạn và tình cảm dành cho bạn |
Triển khai
Khẳng định tình cảm bền chặt với người bạn thân
Kết thúc
Cho biết người bạn thân là ai
Câu 5:
Tìm trạng ngữ trong câu sau.
Trên cánh đồng, các cô bác nông dân đang làm việc rất chăm chỉ.
Câu 6:
Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn văn sau.
Vào mùa hè, cây khế sẽ bắt đầu ra hoa. Hoa khế nhỏ …………………… màu …………………… , thường kết thành từng chùm, như những đám mây tím nhỏ. Mỗi khi có cơn mưa rào mùa hạ đi ngang qua, hoa khế sẽ rơi rụng đầy xuống mặt hồ. Từng cánh hoa như những chiếc thuyền bé tí xíu …………………… trên mặt nước. Đến mùa thu, thì khế kết trái. Trái khế nhỏ xíu, màu …………………… , có năm khía dọc chứ không tròn như các loại quả khác. Khi chín, khế chuyển …………………… tỏa mùi thơm dịu ngọt. Lúc ăn, người ta thường cắt khế theo chiều ngang, tạo thành hình ngôi sao đẹp mắt. Ngoài ra, những quả khế còn xanh cũng có thể dùng để làm món nộm, nấu canh chua hoặc làm mứt,...
Câu 7:
Chọn lí do em yêu thích câu chuyện Tờ báo tường của tôi. (Chọn 2 đáp án)
Lưu ý: Khi có nhiều lí do, em cần lựa chọn những lí do nổi bật và sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 8)
Đề kiểm tra Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Mới nhất)_ Đề 6
Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra Học kì 1 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Đề 3)
Đề kiểm tra Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 có đáp án (Mới nhất)_ Đề 5
Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 3)
Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận