Câu hỏi:
08/01/2025 82a) Vì sao người ta sử dụng xăng, dầu, than làm nhiên liệu trong đời sống và sản xuất?
b) Các nguồn nhiên liệu hóa thạch có phải là vô tận không? Đốt cháy nhiên liệu hóa thạch ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? Hãy nêu ví dụ về việc tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng thay thế để giảm việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch.
Quảng cáo
Trả lời:
a) Vì khi đốt cháy xăng, dầu, than phản ứng tỏa nhiều nhiệt, người ta có thể sử dụng nhiệt tỏa ra để làm chín thức ăn, giúp các phương tiện giao thông hoạt động, vận hành máy móc, … Xăng, dầu, than là các nguồn nhiên liệu hóa thạch.
b)
– Các nguồn nhiên liệu hoá thạch không phải là vô tận. Các loại nhiên liệu hoá thạch mất hàng trăm triệu năm mới tạo ra được. Nếu tận thu nhiên liệu hoá thạch sẽ làm cạn kiệt nhiên liệu này trong tương lai.
– Đốt cháy nhiên liệu hoá thạch sẽ thải vào môi trường một lượng lớn các khí thải, bụi mịn và nhiều chất độc hại khác, gây ô nhiễm môi trường, phá huỷ hệ sinh thái và cảnh quan nhiên nhiên, gây các bệnh về hô hấp, mắt … cho con người.
– Một số ví dụ về việc tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng thay thế để giảm việc sử dụng các nhiên liệu hoá thạch:
+ Sử dụng xăng sinh học E5; E10 …
+ Sử dụng năng lượng gió để chạy máy phát điện, di chuyển thuyền buồm …
+ Sử dụng năng lượng mặt trời để tạo ra điện hoặc nhiệt.
Hot: Đề thi cuối kì 2 Toán, Văn, Anh.... file word có đáp án chi tiết lớp 1-12 form 2025 (chỉ từ 100k). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Khi đun nóng hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh ta thu được hợp chất iron(II) sulfide (FeS). Chất sản phẩm của quá trình phản ứng hóa học trên là:
Câu 4:
Chỉ ra dấu hiệu cho thấy đã có phản ứng hóa học xảy ra trong các quá trình sau. Hãy viết phương trình chữ của phản ứng và xác định chất phản ứng, sản phẩm của các phản ứng.
a) Cồn cháy trong không khí tạo thành nước và khí carbon dioxide.
b) Hòa tan bột copper (II) oxide vào dung dịch hydrochloric acid không màu thu được dung dịch copper (II) chloride có màu xanh. Biết rằng sản phẩm của phản ứng còn có nước.
c) Thả mảnh nhôm (aluminium) vào dung dịch sulfuric acid thu được dung dịch aluminium sulfate và thấy có sủi bọt khí (hydrogen).
d) Nhỏ vài giọt barium chloride vào dung dịch sulfuric acid thấy xuất hiện chất kết tủa màu trắng (barium sulfate). Biết rằng sản phẩm của phản ứng còn có hydrochloric acid.
Câu 6:
Điền vào chỗ trống: "Các phản ứng hóa học khi xảy ra luôn kèm theo sự tỏa ra hoặc thu vào ...(thường dưới dạng ...), ... này được gọi là ... của phản ứng hóa học."
Câu 7:
Đốt cháy khí hydrogen trong không khí tạo ra ngọn lửa màu xanh, sau đó đưa ngọn lửa của khí hydrogen đang cháy vào bình đựng oxygen thì thấy khí hydrogen cháy mạnh hơn, sáng hơn và trên thành bình xuất hiện những giọt nước nhỏ. Trong phản ứng trên chất nào là chất phản ứng?
Đề kiểm tra giữa kì 1 KHTN 8 KNTT có đáp án
Bộ 10 đề thi học kì 2 Khoa học tự nhiên 8 có đáp án (Đề 1)
Đề thi giữa kì 2 KHTN 8 Kết nối tri thức (Song song) có đáp án (Đề 2)
Đề thi cuối kì 2 KHTN 8 Kết nối tri thức (Song song) có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra định kì Khoa học tự nhiên 8 Chủ đề 6 có đáp án (Đề 1)
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
Đề kiểm tra định kì Khoa học tự nhiên 8 Chủ đề 7 có đáp án (Đề 1)
Đề thi giữa kì 2 KHTN 8 Kết nối tri thức (Song song) có đáp án (Đề 1)
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận