Câu hỏi:
14/01/2025 80Trả lời các câu hỏi sau:
a) Giải thích vì sao thực phẩm có chất chua không nên đựng trong đồ dùng bằng kim loại mà nên đựng trong đồ dùng bằng thủy tinh, sành hoặc sứ.
b) Theo em người ta không dùng kim loại sắt làm dây dẫn điện vì những lí do nào?
c) Tại sao đồ vật làm bằng kim loại như sắt, nhôm, kẽm, đồng, … để lâu trong không khí bị mất ánh kim, còn đồ trang sức bằng vàng để lâu trong không khí vẫn sáng, đẹp?
d) Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì có thể dùng bột lưu huỳnh rắc lên thủy ngân vì thủy ngân tác dụng với lưu huỳnh tạo thành chất mới không bay hơi và dễ thu gom hơn. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
Quảng cáo
Trả lời:
a) Do thực phẩm chua có chứa acid nên có thể hòa tan đồ dùng bằng kim loại.
b) Vì sắt nặng, dễ han gỉ, khả năng dẫn điện kém đồng và nhôm.
c) Do sắt, nhôm, kẽm, đồng, … bị oxi hóa bởi oxygen trong khí tạo thành lớp oxide bao bọc nên mất ánh kim của kim loại còn vàng không bị oxi hóa nên vẫn sáng đẹp.
d) PTHH: Hg + S HgS
Hot: 500+ Đề thi vào 10 file word các Sở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có đáp án 2025 (chỉ từ 100k). Tải ngay
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho 12 gam hỗn hợp Fe, Cu tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch X và 2,479 lít khí H2 (đkc).
a) Viết các phương trình hóa học xảy ra.
b) Tính khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp ban đầu.
c) Cho dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu gam chất rắn?
Câu 2:
Cho 11,2 gam Fe tác dụng vừa đủ với 200 mL dung dịch HCl, sau phản ứng thu được dung dịch X và khí H2.
a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
b) Tính thể tích khí H2 thu được ở điều kiện chuẩn.
c) Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể, hãy tính nồng độ mol của chất có trong dung dịch X.
Câu 3:
Cho 2,4 gam Mg vào dung dịch chứa 19,6 gam H2SO4.
a) Thể tích khí H2 thoát ra ở điều kiện chuẩn.
b) Tính khối lượng chất dư sau phản ứng.
c) Gọi tên và tính khối lượng muối tạo ra.
Câu 4:
Cho 2,7 gam Al tác dụng với 150 mL dung dịch H2SO4 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X và khí H2.
a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
b) Tính thể tích khí H2 thu được ở điều kiện chuẩn.
c) Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan?
Câu 5:
Cho 5,1 gam hỗn hợp A gồm Al và Mg tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 9,8%, sau phản ứng thu được 6,1975 lít khí H2 (đkc).
a) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch X.
Câu 6:
Cho Mg tác dụng vừa đủ với 200 mL dung dịch HCl 1M, sau phản ứng thu được dung dịch X và khí H2.
a) Viết PTHH xảy ra.
b) Tính thể tích khí H2 thu được ở điều kiện chuẩn.
c) Tính khối lượng Mg tham gia phản ứng.
d) Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể, hãy tính nồng độ mol của chất có trong dung dịch X.
Câu 7:
Kim loại Ag có lẫn tạp chất là Cu. Hãy trình bày 2 phương pháp hóa học để tách bạc ra khỏi hỗn hợp. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 18 có đáp án
Đề kiểm tra định kì Khoa học tự nhiên 9 Chủ đề 11 có đáp án (Đề 91)
Đề kiểm tra định kì Khoa học tự nhiên 9 học kì 2 có đáp án (Đề 121)
Bộ 4 đề thi học kì 2 KHTN 9 Cánh diều có đáp án - Đề 1
Bộ 4 đề thi học kì 2 KHTN 9 Cánh diều có đáp án - Đề 3
Bộ 4 đề thi học kì 2 KHTN 9 Cánh diều có đáp án - Đề 2
Đề kiểm tra định kì Khoa học tự nhiên 9 Chủ đề 12 có đáp án (Đề 101)
15 câu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức Bài 35 có đáp án
Hãy Đăng nhập hoặc Tạo tài khoản để gửi bình luận