Câu hỏi:

17/01/2025 104

I. Đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

GỌI CHO MẸ

(Tanya Alelasjitsuke)

Gọi cho mẹ, tuần một lần cũng được

Gọi chơi thôi, hỏi thăm mẹ thế nào...

Ở nhà mẹ, ngoài cửa, đông giá buốt

Cửa nhà con, đang nhộn nhịp, xuân trào....

 

Về thăm nhé, mẹ luôn luôn mừng đón

Mẹ biết con đang bận rộn bao điều...

Mẹ biết lắm, nên chỉ cần chút ít

Mẹ muốn con biết mẹ ngóng con nhiều...

 

Nếu con về, mẹ pha trà, nướng bánh,

Mẹ nhớ con thuở bé thích ăn chi...

Hiểu giùm mẹ, giờ mẹ hay tủi phận

Lỡ con mình đã quên hẳn mình đi...

 

Về thăm nhé, mẹ không cần quà cáp,

Mọi thử đủ dùng... Mẫu tử tình sâu...

Mẹ còn sống thì con còn được bé,

Thấu điều này, phải tới những ngày sau...

 

Gọi cho mẹ, khi thu còn chưa hết,

Những ngày đời, con ạ, rất mau qua...

Mai từ sớm, lỡ đâu con muốn gọi,

Tuyết ngập trời... mà chả thấy ai thưa...

 (Hồng Thanh Quang dịch từ tiếng Nga - giaoducthoidai.vn)

Xác định thể thơ của tác phẩm và luật bằng trắc của khổ thơ đầu.

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Thể thơ: 8 chữ.

- Về luật bằng trắc ở khổ thơ đầu:

Gọi cho mẹ, tuần một lần cũng được

Gọi chơi thôi, hỏi thăm mẹ thế nào...

Ở nhà mẹ, ngoài cửa, đông giá buốt

Cửa nhà con, đang nhộn nhịp, xuân trào....

Yêu cầu luật bằng trắc của thơ 8 chữ: Chữ thứ 8 có thanh trắc thì chữ thứ 3 trắc, chữ thứ 5 và 6 bằng; Chữ thứ 8 có thanh bằng thì chữ thứ 3 bằng, chữ thứ 5 và 6 trắc.

à Ba dòng thơ đầu khổ: chữ thứ 6 không tuân thủ luật bằng trắc của thể thơ 8 chữ (có thể coi đó sáng tạo luật bằng trắc của nhà thơ).

à Dòng thơ cuối khổ tuân thủ luật bằng trắc của thơ tám chữ.

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Xác định nhân vật trữ tình và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Nhân vật trữ tình: người mẹ nơi quê nhà.

- Cảm hứng chủ đạo: thương cảm (người mẹ già nơi quê nhà đang ngóng chờ con).

Câu 3:

Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật trong 2 dòng thơ: Ở nhà mẹ, ngoài cửa, đông giá buốt/ Cửa nhà con, đang nhộn nhịp, xuân trào....và cho biết vì sao người mẹ nói Hiểu giùm mẹ, giờ mẹ hay tủi phận/ Lỡ con mình đã quên hẳn mình đi...

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Hai dòng thơ: Ở nhà mẹ, ngoài cửa, đông giá buốt/Cửa nhà con, đang nhộn nhịp, xuân trào....

- Sử dụng thủ pháp đối lập xuân trào>< đông giá buốt, hình ảnh hàm xúc, giàu sức gợi để diễn tả hiện thực và cảm xúc của lòng người: buốt giá, xuân trào được cả nghĩa đen và nghĩa bóng, mùa đông lạnh lẽo, sự trống vắng của lòng người mẹ, ngôi nhà khi thiếu vắng bóng con; nhà con tưng bừng mùa xuân, đông vui, náo nhiệt (có thể gợi ra cảnh thực về khí hậu đối lập ở 2 vị trí địa lý khác biệt).

à Dấu 3 chấm lửng (...) gợi ra bao cảnh đông vui của mùa xuân nơi cửa nhà con.

à Hai dòng thơ không chỉ diễn tả nỗi khao khát cháy bỏng trong lòng mẹ mà còn gợi bao nỗi thương cảm về người mẹ già nhớ con nơi xa.

- Người mẹ nói: Hiểu giùm mẹ, giờ mẹ hay tủi phận/ Lỡ con mình đã quên hẳn mình đi...? Vì mẹ biết mình đã già, luôn mong ngóng con, lo ngại sẽ làm phiền con...nhưng mẹ không thể nói vì lo lắng con quên mất mẹ..

Câu 4:

Phân tích một số từ ngữ, biện pháp tu từ làm nổi bật hình ảnh người mẹ (cảnh ngộ, cảm xúc, tâm trạng, mong muốn) trong bài thơ.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Biện pháp tu từ, từ ngữ:

+ Điệp ngữ, điệp cấu trúc câu: Về thăm nhé, mẹ luôn luôn mừng đón/Về thăm me, khi nhé, mẹ không cần quà cáp; Gọi cho mẹ, tuần một lần cũng được/Gọi cho mẹ khi thu còn chưa hết đứng đầu các khổ thơ đã diễn tả nỗi mong ngóng cháy dạ, nỗi khát khao đến khắc khoải của người mẹ được con gọi điện, được con về thăm.

+ Từ ngữ: Một lần cũng được; Gọi chơi thôi, hỏi thăm; lỡ...ngày mau qua; chả thấy ai thưa à mang đến cho người đọc bao sự tưởng tượng, hình dung đau lòng: con quên mẹ, con chưa gọi chưa về.. mà mẹ đã đi xa...

- Người mẹ.

+ Cảnh ngộ: già mua nơi quê nhà đang mong ngóng con.

+ Tha thiết mong con gọi điện hoặc trở về thăm mẹ.

+ Người mẹ nhân hậu, thấu hiểu con, luôn sẵn sàng chăm sóc con mà không đòi hỏi gì.

+ Người mẹ lo lắng một ngày bị quên lãng và không nghe tiếng con gọi.

Câu 5:

Cảm nhận của em về người con trong bài thơ? Và cho biết cảm xúc của em trước hai dòng cuối bài Mai từ sớm, lỡ đâu con muốn gọi/Tuyết ngập trời... mà chả thấy ai thưa...?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Về người con:

+ Đã lâu không gọi điện hỏi thăm, không về thăm mẹ.

+ Không hiểu nỗi lòng của mẹ, tưởng thời gian còn rất dài.

+ Để mẹ nhớ mong khắc khoải.

+ Đứa con còn non dại (Mẹ còn sống thì con còn được bé/Thấu điều này, phải tới những ngày sau...)

- Cảm xúc trước 2 câu thơ cuối: HS trả lời theo cảm xúc chân thành của cá nhân.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Câu 2 (4,0 điểm) Viết bài luận (400 - 500 chữ) thể hiện suy nghĩ của em về những điều được gợi ra ở khổ thơ cuối của bài thơ Gọi cho mẹ (của tác giả Tanya Alelasjitsuke - Hồng Thanh Quang dịch).

Gọi cho mẹ, khi thu còn chưa hết,

Những ngày đời, con ạ, rất mau qua...

Mai từ sớm, lỡ đâu con muốn gọi,

Tuyết ngập trời... mà chả thấy ai thưa...

(Hồng Thanh Quang dịch từ tiếng Nga - giaoducthoidai.vn)

Xem đáp án » 17/01/2025 44

Câu 2:

II. Viết (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn nghị luận (khoảng 150 chữ) phân tích giá trị của khổ thơ thứ 4 trong bài bài thơ Gọi cho mẹ. (ở phần đọc hiểu trên).

Xem đáp án » 17/01/2025 33

Câu 3:

Xác định nhân vật trữ tình và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Xem đáp án » 17/01/2025 0

Câu 4:

Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật trong 2 dòng thơ: Ở nhà mẹ, ngoài cửa, đông giá buốt/ Cửa nhà con, đang nhộn nhịp, xuân trào....và cho biết vì sao người mẹ nói Hiểu giùm mẹ, giờ mẹ hay tủi phận/ Lỡ con mình đã quên hẳn mình đi...

Xem đáp án » 17/01/2025 0

Câu 5:

Phân tích một số từ ngữ, biện pháp tu từ làm nổi bật hình ảnh người mẹ (cảnh ngộ, cảm xúc, tâm trạng, mong muốn) trong bài thơ.

Xem đáp án » 17/01/2025 0

Câu 6:

Cảm nhận của em về người con trong bài thơ? Và cho biết cảm xúc của em trước hai dòng cuối bài Mai từ sớm, lỡ đâu con muốn gọi/Tuyết ngập trời... mà chả thấy ai thưa...?

Xem đáp án » 17/01/2025 0

Bình luận


Bình luận