Câu hỏi:

17/01/2025 73

I. Đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

BÀI THƠ CHƯA ĐỀ TÊN

Cha cứ lần từng bước mà đi

Chiếc gậy chống những tháng ngày khó nhọc

Không khác được, không thể nào khác được

Cha cứ lần từng bước mà đi

 

Con đỡ cha qua mấy bậc thềm hè

Mà vất vả như chuyến bè vượt thác

Chiếc gậy tre dỗ xuống hè khô khốc

Cha cười rung khi tới được bên giường

 

Tiếng bầy chim ríu rít bên vườn

Gà nhảy ổ, tiếng trâu ngoài ngõ xóm

Ban mai dậy, cha ngồi âm thầm lắm,

Khát khao nghe tiếng người gọi ra đồng

 

Cứ mỗi lần con trở về thăm

Tấm quà nghèo không có gì hơn được.

Con kể cha nghe những vùng đất nước

Con sông xanh và dãy núi dài

 

Những điều may con gặp trên đời

Có an ủi cha ngày buồn lặng lẽ

Cha nói ngô nghê lắm lời như trẻ

Lúc cha cười, con lại khóc vì đau

 

Lòng con bơ vơ nhìn tóc vãn trên đầu

Nửa người chết, nửa người cha sống mệt

Khi cha ngủ con ngồi canh thức

Vầng mắt già khép mở đến thơ ngây

 

Lòng con đau, luôn ao ước điều này

Cha bước vui chân ra vườn xới cỏ

Rồi quay vào uống một li rượu nhỏ

Một lần thôi...Như mọi ông già.

(Tập thơ Nguyệt cầm trong bão, Nguyễn Huy Dung, NXB Hội Nhà văn)

* Nguyễn Huy Dung sinh năm 1949 tại Hà Tây. Một số sáng tác tiêu biểu: Nguyệt cầm trong bão, Sau mưa, Mây về phố, Xin anh đừng nóng nảy.

Xác định 2 đặc điểm hình thức nổi bật của văn bản Bài thơ chưa đề tên.

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Thể thơ 8 chữ (có xen câu 7 chữ và 9 chữ ở khổ đầu và gần cuối).

- Bài thơ chưa đề tên: luật, vần tự do (không tuân thủ luật bằng trắc và gieo vần của thể thơ 8 chữ).

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Xác định đề tài và đối tượng trữ tình của bài thơ.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Đề tài: tình gia đình/tình cha con.

- Đối tượng trữ tình: người cha (đã già, sức khỏe không còn như xưa).

Câu 3:

Người cha trong bài thơ được miêu tả như thế nào? Hãy phân tích một số từ ngữ, hình ảnh đặc sắc làm rõ hình ảnh của người cha.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Người cha trong bài thơ.

+ Cha cứ lần từng bước mà đi; Chiếc gậy chống những tháng ngày khó nhọc; Nửa người chết, nửa người cha sống mệt.

- Người cha gắn liền với chiếc gậy với những bước đi khó nhọc. Lời thơ gian dị như lời tự sự mà chứa chan bao nỗi thương cảm của người con, của tác giả.

+ Con đỡ cha qua mấy bậc thềm hè/Mà vất vả như chuyến bè vượt thác.

à Nghệ thuật tương phản, so sánh gợi ra cảnh tượng cảm động: con đỡ cha từng bước chân khó nhọc, cả 2 cha con cùng vượt qua “ghềnh thác” trong yêu thương.

+ Ban mai dậy, cha ngồi âm thầm lắm/Khát khao nghe tiếng người gọi ra đồng.

+ Có an ủi cha ngày buồn lặng lẽ/Cha nói ngô nghễ lắm lời như trẻ.

à Kết hợp miêu tả, tự sự để diễn tả thực tế; Sức khỏe của cha đã giảm sút nhiều, khi lặng lẽ, khi nói lời của con trẻ những khát vọng và tình yêu cuộc sống vẫn tha thiết.

Câu 4:

Người con đã làm những điều gì, dành tình cảm như thế nào với cha của mình? Hãy phân tích một số câu thơ, biện pháp tu từ tiêu biểu làm rõ tình cảm đó.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Người con đã làm những điều:

+ Con đỡ cha qua mấy bậc thềm hè; Con kể cha nghe những vùng đất nước; an ủi cha ngày buồn lặng lẽ; Khi cha ngủ con ngồi canh thức.

à Dòng thơ giản dị, sâu lắng, ngắt nhịp linh hoạt (ít vần) gợi hình ảnh nhân vật trữ tình - người con yêu thương cha mình hết mực, nâng bước chân cha, kể chuyện cha nghe, thấu hiếu niềm khao khát và cảnh ngộ tuổi già bệnh tật của cha, thức đêm canh từng giấc ngủ cho cha.

- Những dòng thơ bộc lộ cảm xúc.

+ Lúc cha cười, con lại khóc vì đau/Lòng con bơ vơ nhìn tóc vãn trên đầu.

+ Vầng mắt già khép mở đến thơ ngây/Lòng con đau, luôn ao ước điều này.

à Nghệ thuật tiểu đối (cha cười/con khóc), từ trái nghĩa (cười - khóc; già ngây thơ), từ láy (bơ vơ) đã diễn tả nỗi lòng, tình cảm của con dành cho cha và quy luật cuộc đời: con nhìn cha cười, nói lời ngây thơ mà lòng đau bởi biết cha đã già, ngày xa cha sắp tới; con lớn cha sẽ ra đi...

- Khát khao: Mong cha khỏe và có thể đi lại, xới cỏ uống rượu... chỉ một lần thôi.

Câu 5:

Xác định cảm hứng chủ đạo, bức thông điệp của bài thơ. Từ đó, cho biết bài thơ đã khơi gợi trong em suy ngẫm gì về tình cảm cha con, về sự gắn kết gia đình?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Cảm hứng chủ đạo: Cảm thương (tình cảnh cha con); Trân trọng tình yêu của người con dành cho cha.

- Bức thông điệp:

+ Nhận thức rõ về quy luật cuộc đời: con lớn cha mẹ sẽ già và sẽ chia xa chúng ta.

+ Con thấu hiểu tình cảnh, mong muốn của cha mẹ ở tuổi “xế chiều”.

+ Các con hãy luôn ở bên chăm đời sống vật chất và tinh thần cho cha mẹ.

- Bài thơ khơi gợi trong tình cảm: HS tự trả lời.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

II. Viết (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn nghị luận (150 chữ) về vẻ đẹp của khổ thơ sau:

Lòng con đau, luôn ao ước điều này

Cha bước vui chân ra vườn xới cỏ

Rồi quay vào uống một li rượu nhỏ

Một lần thôi... Như mọi ông già.

(Tập thơ Nguyệt cầm trong bão, Nguyễn Huy Dung. NXB Hội Nhà văn)

Xem đáp án » 17/01/2025 24

Câu 2:

Câu 2 (4,0 điểm) Viết bài luận (400 - 500 chữ) thể hiện suy nghĩ của em về ý kiến sau đây:

“Những người biết cách tạo ra giá trị nhất là những người cống hiến hết mình cho lĩnh vực mà họ thích nhất”.

(38 lá thư Rockefeller gửi cho con trai. NXB Hồng Đức, 2023)

Xem đáp án » 17/01/2025 18

Câu 3:

Xác định đề tài và đối tượng trữ tình của bài thơ.

Xem đáp án » 17/01/2025 0

Câu 4:

Người cha trong bài thơ được miêu tả như thế nào? Hãy phân tích một số từ ngữ, hình ảnh đặc sắc làm rõ hình ảnh của người cha.

Xem đáp án » 17/01/2025 0

Câu 5:

Người con đã làm những điều gì, dành tình cảm như thế nào với cha của mình? Hãy phân tích một số câu thơ, biện pháp tu từ tiêu biểu làm rõ tình cảm đó.

Xem đáp án » 17/01/2025 0

Câu 6:

Xác định cảm hứng chủ đạo, bức thông điệp của bài thơ. Từ đó, cho biết bài thơ đã khơi gợi trong em suy ngẫm gì về tình cảm cha con, về sự gắn kết gia đình?

Xem đáp án » 17/01/2025 0

Bình luận


Bình luận