Câu hỏi:
21/01/2025 65TẢO GIẢI
(Giải đi sớm, trích Nhật kí trong tù, Hồ Chí Minh)
Phiên âm
Nhất thứ kê đề dạ vị lan,
Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san.
Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng,
Nghênh diện thu phong trận trận hàn.
Đông phương bạch sắc dĩ thành hồng,
U ám tàn dư tảo nhất không.
Noãn khí bao la toàn vũ trụ,
Hành nhân thi hứng hốt gia nồng.
Dịch nghĩa
Gà gáy một lần, đêm chưa tàn,
Chòm sao nâng vầng trăng lên đỉnh núi mùa thu;
Người đi xa đã cất bước trên đường xa,
Gió thu táp mặt từng cơn từng cơn lạnh lẽo.
Phương đông màu trắng chuyển thành hồng,
Bóng đêm còn rơi rớt sớm đã hết sạch;
Hơi ấm bao la khắp vũ trụ,
Người đi thi hứng bỗng thêm nồng.
Dịch thơ – Bản dịch của Nam Trân
Gà gáy một lần đêm chửa tan,
Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn;
Người đi cất bước trên đường thẳm,
Rát mặt, đêm thu, trận gió hàn.
Phương đông màu trắng chuyển sang hồng,
Bóng tối đêm tàn, quét sạch không;
Hơi ấm bao la trùm vũ trụ,
Người đi, thi hứng bỗng thêm nồng.
Ghi chú: Bài thơ này được sử dụng trong chương trình SGK Văn học 12 giai đoạn 1990-2006.
Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
- Thể thơ: thất ngôn.
- Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật.
- Phương thức biểu đạt của văn bản: biểu cảm.Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Lời giải của GV VietJack
Câu 3:
Em hiểu hai chữ nghênh diện như thế nào? Nhận xét về hình ảnh người tù được miêu tả trong hai câu thơ sau:
Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng,
Nghênh diện thu phong trận trận hàn.
Lời giải của GV VietJack
- Hai chữ nghênh diện: ngẩng mặt lên, đối diện biểu đạt
- Hai câu thơ:
Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng,
Nghênh diện thu phong trận trận hàn.
Miêu tả hình ảnh người tù chiến sĩ Hồ Chí Minh tựa như một “chinh nhân” đang cất bước trên con đường “chinh chiến” trong tư thế chủ động, kiêu hãnh: Đầu ngẩng cao, đối mặt với từng trận từng trận gió thu ào ào thổi tới. Đó không còn là hình ảnh người tù bị gông cùm, mất tự do mà biến thành người “chinh nhân” bất khuất, kiêu hùng.Câu 4:
Lời giải của GV VietJack
- Thời gian trong khổ 1 được miêu tả là khi gà mới gáy một lần, đêm chưa tan, trên trời trăng sao vẫn chưa lặn; thời gian được miêu tả trong khổ 2 là khi mặt trời đã lên, phương Đông chuyển sang màu hồng.. Như vậy thời gian có sự chuyển dịch từ đêm về sáng.
- Câu thơ U ám tàn dư tảo nhất không biểu đạt sự biến chuyển của không gian: Tất cả bóng tối u ám của đêm đã bị ánh sáng của mặt trời buổi sớm quét sạch, không còn chút gì. Sự vận động từ bóng tối đến ánh sáng còn nói lên tâm hồn lạc quan, luôn hướng đến ánh sáng, niềm vui.. của người tù cách mạng Hồ Chí Minh.Câu 5:
Lời giải của GV VietJack
Chất thép trong bài thơ thể hiện qua:
- Về nội dung: Bài thơ khẳng định tinh thần bất khuất vượt lên trên nghịch cảnh khắc nghiệt của người tù cách mang: Dù trong hoàn cảnh tù đày, Người không đánh mất ý chí, niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai, vẫn vui say với thiên nhiên.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Câu 3:
Câu 4:
Em hiểu hai chữ nghênh diện như thế nào? Nhận xét về hình ảnh người tù được miêu tả trong hai câu thơ sau:
Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng,
Nghênh diện thu phong trận trận hàn.
Câu 5:
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 3)
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 4
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Ngữ Văn 12 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 5)
về câu hỏi!