Câu hỏi:

21/01/2025 16

Trong thời đại 4.0, khi công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, cuộc sống của chúng ta đã có nhiều thay đổi. Giới trẻ ngày nay có nhiều cơ hội tiếp cận với những kiến thức mới, những nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Liệu điều đó có ảnh hưởng đến lòng yêu nước của tuổi trẻ hay không? Em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bàn luận về vấn đề trên.

Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Lòng yêu nước ở giới trẻ.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

I. Mở bài

- Giới thiệu về lòng yêu nước – giá trị truyền thống thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.

- Khẳng định vai trò quan trọng của thế hệ trẻ trong việc gìn giữ, vun đắp và phát huy lòng yêu nước.

II. Thân bài

1. Giải thích về lòng yêu nước và vai trò của thế hệ trẻ

- Lòng yêu nước: Tình yêu và sự tự hào về quê hương, đất nước; ý thức trách nhiệm bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

- Vai trò của thế hệ trẻ:

+ Lực lượng kế thừa và phát triển tương lai của đất nước.

+ Góp phần bảo vệ chủ quyền, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

2. Biểu hiện của lòng yêu nước ở thế hệ trẻ hiện nay

- Trong học tập và rèn luyện:

+ Học tập chăm chỉ, sáng tạo để nâng cao tri thức.

+ Tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới vào thực tiễn.

- Trong các hoạt động xã hội:

+ Tham gia các phong trào tình nguyện, hoạt động bảo vệ môi trường, giúp đỡ cộng đồng.

+ Tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền quốc gia: biển đảo, biên giới.

- Trong lối sống và tư duy:

+ Tự hào và gìn giữ văn hóa truyền thống.

+ Tinh thần phản biện tích cực, đấu tranh chống lại các luận điệu sai trái.

3. Thực trạng lòng yêu nước ở thế hệ trẻ hiện nay

- Những điểm tích cực:

+ Nhiều thanh niên nhiệt huyết, sáng tạo, luôn sẵn sàng cống hiến vì đất nước.

+ Tích cực trong các phong trào vì cộng đồng và bảo vệ chủ quyền quốc gia.

- Hạn chế:

+ Một bộ phận thờ ơ, chạy theo lối sống thực dụng, thiếu ý thức trách nhiệm.

+ Chịu ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa ngoại lai và mạng xã hội.

4. Giải pháp vun đắp và bồi dưỡng lòng yêu nước

- Giáo dục ý thức yêu nước qua gia đình, nhà trường và xã hội.

- Tạo điều kiện để thế hệ trẻ tham gia các hoạt động thực tiễn: thiện nguyện, bảo vệ môi trường, các phong trào đoàn, đội.

- Phát huy vai trò của truyền thông trong việc lan tỏa các giá trị tích cực về lòng yêu nước.

III. Kết bài

- Khẳng định tầm quan trọng của lòng yêu nước đối với thế hệ trẻ và sự phát triển bền vững của đất nước.

- Kêu gọi mỗi bạn trẻ ý thức rõ trách nhiệm, nỗ lực học tập, rèn luyện để cống hiến cho Tổ quốc.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt

e. Sáng tạo

- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.                                                                                                          

- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.
*Lưu ý: Phần hướng dẫn trên đây chỉ là những gợi ý, định hướng. Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau, giám khảo cần linh hoạt vận dụng hướng dẫn chấm và câu trả lời của học sinh để đánh giá cho điểm phù hợp, ưu tiên những bài làm có tính sáng tạo cao.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Nghệ thuật đối được sử dụng trong những câu thơ nào của bài thơ?

Xem đáp án » 21/01/2025 63

Câu 2:

Em cảm nhận như thế nào về bức tranh chân dung người tù cộng sản qua bài thơ Nghe tiếng giã gạo. (Trình bày bằng đoạn văn khoảng 200 chữ)

Xem đáp án » 21/01/2025 15

Câu 3:

Câu thơ cuối của bài thơ, tác giả khuyên chúng ta điều gì?

Xem đáp án » 21/01/2025 0

Câu 4:

Nhà thơ Hồ Chí Minh đã gửi đến cho chúng ta bức thông điệp gì qua bài thơ Nghe tiếng giã gạo?

Xem đáp án » 21/01/2025 0

Câu 5:

Em hãy tìm một số câu thơ, tục ngữ; những câu nói nổi tiếng có nội dung tương tự như nội dung của bài thơ Nghe tiếng giã gạo của nhà thơ Hồ Chí Minh? Hãy giải thích ý nghĩa của một câu tục ngữ hoặc một câu thơ mà em tâm đắc.

Xem đáp án » 21/01/2025 0

Câu 6:

Sau khi đọc xong bài thơ Nghe tiếng giã gạo của nhà thơ Hồ Chí Minh, em rút ra bài học gì về việc tự rèn luyện của bản thân khi còn ngồi trên ghế nhà trường?

Xem đáp án » 21/01/2025 0

Bình luận


Bình luận