Câu hỏi:

21/01/2025 16

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) Tôi bốn chín tuổi và đang thất nghiệp, đúng hơn là vừa mới thất nghiệp. Tôi, một kẻ dư thừa vừa bị bắn ra khỏi lề đường. Cao một thước bảy mươi nhưng chỉ nặng có bốn mươi nhăm cân, hốc hác, bắt đầu có dấu hiệu thần kinh, tóc bạc nham nhở, ngực lép, bụng lép, mắt cá chày, da xám ngoét, môi thâm, răng rụng gần một phần ba, ít cười, ít nói, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, sợ đô thị, sợ nơi đông người, dấu vết mặc cảm tự ti in hằn vào từng bước chân.

(2) Ấy vậy mà cái đống da thịt xương xẩu lằng nhằng là tôi đó lại đã có một thời ngang dọc, tráng kiện chẳng kém chi ai. Cái thời gắn liền với những cánh rừng bom đạn bên dòng sông Sài Gòn, cái thời mà giá như trái mìn Clây mơ màu xanh lá cây cong vênh ấy đừng có nhằm giữa đỉnh đầu tôi lạnh lẽo giáng xuống thì có lẽ cho đến hôm nay, thể xác tôi, tâm hồn tôi chưa tới nỗi tồi tệ dường này. Tôi đang muốn kể về người đàn bà chết mười mươi mà đột nhiên sống lại kia mà. Chà!... Thì ra một khi đã già, đã đánh tuột hết lượng sinh khí ra phía sau đuôi, người ta đâm dở chứng ưa than thân trách phận.

[...]

(3) Nếu cách đây hai mươi năm, một ai đó đã có dịp được gặp anh thì thật khó hình dung ra con người anh bây giờ .Cao một mét bảy ba, nặng cũng suýt soát bảy mươi ki lô gam (...) vòng ngực vênh cong như rá úp, tóc dày cộm, mắt xếch, miệng rộng, cười tươi, răng to và chắc, bụng nổi đủ sáu múi, chân tay xoắn chẳng như chão bện, da màu bánh mật, có lúc đỏ nâu..., Hùng đúng là mẫu người của chiến tranh sông lạch, thứ chiến tranh đòi hỏi sự tinh nhạy, khôn khéo và can trường đến tột độ. Nói về anh, các cô du kích, các cô   đội nữ pháo binh trong rừng thường hít hà: Chao ôi! Người thế kia mà chết thì uổng quá!

[...]

(4) Anh biết nói bằng mắt, biết nghe và cũng biết cười bằng mắt. Một đôi mắt nâu xám, hồn nhiên và hoang dại. Người lành tâm nhìn vào đó thấy tĩnh lặng. Kẻ ác lòng nhìn vào thấy nổi cả da gà. Trời cho anh cái phong độ thủ lĩnh.

 https://vietmessenger.com/books

(Chu Lai - Ăn mày dĩ vãng . NXB Văn học, 1991)

* Nhà văn Chu Lai tên thật là Chu Văn Lai, sinh ngày 5/2/1946. Quê gốc: thôn Tam Nông, xã Hưng Đạo, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Cha ông là nhà viết kịch Học Phi. Ông đã được nhận Giải thưởng văn học của Hội đồng Văn học chiến tranh Cách mạng và lực lượng vũ trang của Hội Nhà văn (tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng ), Giải thưởng Văn học Bộ Quốc phòng 1994, Giải thưởng tiểu thuyếtcủa NXB Hà Nội (tiểu thuyết Phố).

* Tóm tắt

Ăn mày dĩ vãng xoay quanh người cựu binh Hai Hùng, một chiến sĩ quân giải phóng vùng ven đô thành Sài Gòn từ kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam trở về với đời thường. Anh đã làm một cuộc hành trình lần ngược quá khứ; đi từ hiện tại về quá khứ, từ quá khứ đến hiện tại; nhằm tìm lại người yêu đồng thời cũng là đồng chí của mình.

Hòa bình, những người lính kiêu dũng trong chiến tranh phần lớn đã “về vườn, ăn theo, núp váy vợ nhưng cũng có những người như Quân trước là cậu bé giao liên, nay là phó chủ tịch huyện, biết làm giàu cho quê hương. Trên hết vẫn là nhân vật Hai Hùng, “không vợ  không con, không cắc bạc dính túi nhưng có mảnh quá khứ đập phập phồng trong lồng ngực”.

Hai Hùng tình cờ gặp một người đàn bà với tất cả phong thái, dáng nét của người yêu cũ Ba Sương từ thời chiến tranh của anh. Người con gái bị cho là đã chết mà chính Hai Hùng là người tiến hành cướp xác và chôn cất, ngờ đâu giờ vẫn còn hiện hữu giữa nhân gian với một cái tên khác, Tư Lan, và đang rất thành đạt trên cương vị một nữ giám đốc Sở lâm nghiệp đầy quyền uy, làm ăn nức tiếng lục tỉnh miền Tây...

Nhưng cuộc kiếm tìm trong mê mải quá khứ, tình yêu, cái đẹp của nhân vật chính cũng đong đầy gian lao, trắc trở khi người tình cũ của anh thỏa hiệp với cái ác, cố tình chạy trốn quá khứ, không dám đối diện với chính mình để yên tâm sống với hiện tại. Ba Sương không hy sinh trong chiến tranh nhưng đã chết đúng cái ngày mà hai người tìm lại được nhau trong thời bình và mọi chuyện trở nên rõ ràng.

Truyện kết thúc ở một nhận định ngậm ngùi “cuộc chiến tranh vừa qua có thể là trò đùa nhưng sự mất mát lại là có thật. Cuộc đời hôm nay có thể chỉ là tấn tuồng nhưng nỗi buồn không bao giờ là một màn kịch cả”.

Nêu đề tài của đoạn trích.

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 69k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack
Đề tài: hậu chiến

Câu hỏi cùng đoạn

Câu 2:

Xác định ngôi kể trong đoạn trích trên.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Đoạn 1, 2: được thuật kể ngôi thứ nhất (tôi).

- Đoạn 3, 4: được kể ngôi thứ ba (người kể chuyện và của nhân vật phụ).

Câu 3:

Đoạn trích trên được thuật, kể từ điểm nhìn trần thuật nào, điểm nhìn ấy có tác dụng gì trong xây dựng nhân vật?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Đoạn 1, 2 thuật kể từ điểm nhìn của cái “tôi” trần thuật (từ điểm nhìn bên trong của Hai Hùng) phân thân đến vô hạn: cái tôi nội cảm, cái tôi kí ức, cái tôi tự vấn, cái tôi vô thức, cái tôi ảo giác, cái tôi bản năng...

- Đoạn 3, 4: Thuật, kể từ điểm nhìn trần thuật của người kể chuyện và của nhân vật phụ.

à Việc di chuyển, thay đổi điểm nhìn trần thuật ấy khiến nhân vật được hiện lên rõ nét, chân thực, khách quan. Điểm nhìn bên trong của nhân vật tôi phản ánh rõ nét những biến đổi tâm lý của người lính sau chiến tranh. Còn điểm nhìn điểm nhìn bên ngoài của người kể chuyện và của đồng đội để khắc hoa Hai Hùng trong quá khứ: người lính mạnh mẽ, can trường, tinh nhạy luôn nhận được sự tin yêu ngưỡng mộ của đồng đội.

Câu 4:

Phân tích thủ pháp tương phản trong đoạn trích trên.

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Thủ pháp tương phản thể hiện ở việc tác giả sử dụng hai điểm nhìn trần thuật chủ đạo trong đoạn trích.

+ Người kể chuyện hạn tri, ngôi kể thứ nhất kết hợp với điểm nhìn bên trong ngay mở đầu tiểu thuyết để diễn tả tâm trạng đau đớn, nuối tiếc của Hai Hùng.

+ Người kể chuyện toàn tri, ngôi thứ ba kết hợp điểm nhìn bên ngoài để khắc họa Hai Hùng trong quá khứ: người lính mạnh mẽ, can trường, luôn nhận được sự tin yêu ngưỡng mộ của đồng đội.

à Thủ pháp tương phản cùng với cách kể tả, bình luận tạo nên sự phân mảnh giữa quá khứ với hiện tại nhằm thể hiện chủ đề của đoạn trích: chiến tranh tàn khốc đã ám ảnh, hủy hoại con người, chiến tranh là nỗi đau của con người, của nhân loại.

à Khẳng định kỹ thuật viết độc đáo: Chu Lai sử dụng kỹ thuật dòng ý thức để đan xen giữa quá khứ và hiện tại, tạo nên một lối viết mới mẻ và hấp dẫn, giúp người đọc dễ dàng cảm nhận được sự phức tạp trong tâm lý nhân vật.

Câu 5:

Từ sự thay đổi ngoại hình của nhân vật sau chiến tranh, đã tác động tới nhận thức của anh/ chị như thế nào?

Xem lời giải

verified Lời giải của GV VietJack

- Nhận thức về sự khốc liệt của chiến tranh; nỗi đau của người lính thời hậu chiến. Giáo dục ý thức sống, lẽ sống cho thanh niên: hy sinh đất nước, tình đồng đội… có tinh thần đấu tranh phản đối chiến tranh, bài trừ tư tưởng xấu…

- Giá trị thẩm mĩ: vẻ đẹp con người (qua nhân vật Hai Hùng thời chiến tranh: cơ thể mạnh mẽ, cống hiến và dành được niềm tin của mọi người).

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) so sánh, đánh giá điểm nhìn trần thuật ở hai đoạn văn số 1, 3 trong đoạn trích phần Đọc hiểu trên để thấy được khả năng lớn lao của tiểu thuyết.

Xem đáp án » 21/01/2025 7

Câu 2:

Từ những giá trị văn hóa nhân sinh trong đoạn trích phần Đọc – hiểu, anh/ chị hãy viết một bài luận về cơ hội và cống hiến của tuổi trẻ trong thời đại hiện nay.

Xem đáp án » 21/01/2025 4

Câu 3:

Xác định ngôi kể trong đoạn trích trên.

Xem đáp án » 21/01/2025 0

Câu 4:

Đoạn trích trên được thuật, kể từ điểm nhìn trần thuật nào, điểm nhìn ấy có tác dụng gì trong xây dựng nhân vật?

Xem đáp án » 21/01/2025 0

Câu 5:

Phân tích thủ pháp tương phản trong đoạn trích trên.

Xem đáp án » 21/01/2025 0

Câu 6:

Từ sự thay đổi ngoại hình của nhân vật sau chiến tranh, đã tác động tới nhận thức của anh/ chị như thế nào?

Xem đáp án » 21/01/2025 0

Bình luận


Bình luận