Câu hỏi:
22/01/2025 22VIỆT NAM
(Trích)
Việt Nam đẹp khắp trăm miền,
Bốn mùa một sắc trời riêng đất này.
Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây,
Non cao gió dựng, sông đầy nắng chang.
Sum sê xoài biếc, cam vàng,
Dừa nghiêng, cau thẳng, hàng hàng nắng soi.
Có nơi đâu đẹp tuyệt vời
Như sông, như núi, như người Việt Nam!
Đầu trời ngất đỉnh Hà Giang,
Cà Mau mũi đất mỡ màng phù sa.
Trường Sơn: chí lớn ông cha,
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.
Mặt người sáng ánh tự hào,
Dáng đi cũng lấp lánh màu tự do.
Bốn ngàn năm dựng cơ đồ,
Vạn năm từ thuở ấu thơ loài người.
Ơi Việt Nam! Việt Nam ơi!
Việt Nam! Ta gọi tên Người thiết tha.
Lê Anh Xuân
Khổ thơ thứ hai cho biết địa danh nào "mỡ màng phù sa"?
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
B. Cà Mau.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Trong khổ thơ cuối, dáng đi của con người Việt Nam được miêu tả như thế nào?
Lời giải của GV VietJack
A. Lấp lánh màu tự do.
Câu 3:
Nội dung chính của hai dòng thơ sau là gì?
Có nơi đâu đẹp tuyệt vời
Như sông, như núi, như người Việt Nam!
Lời giải của GV VietJack
A. Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, con người Việt Nam.
Câu 4:
Từ "cơ đồ" trong dòng thơ "Bốn ngàn năm dựng cơ đồ" có nghĩa là gì?
Lời giải của GV VietJack
C. Sự nghiệp lớn và vững chắc.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về hoạt động gói bánh chưng hoặc bánh tét ngày Tết.
Câu 2:
Trong đoạn văn sau người viết đã dùng những từ ngữ nào để chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng):
"Nghe chuyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn thì còn thô sơ và giản dị như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Tảo) rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương của mình lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, giấu kín nỗi đau đớn của mình mà chết."
☐ Tướng quân
☐ Trang nam nhi
☐ Tráng sĩ
☐ Hồ Tây
☐ Người trai làng Phù Đổng
☐ Xuân Tảo
Câu 3:
Em hãy dùng dấu “/” để ngăn cách các vế trong câu ghép và gạch chân vào chủ ngữ của mỗi vế:
a) Chúng ta trồng nhiều cây xanh, không khí sẽ trở nên trong lành.
b) Trong vườn, những khóm hải đường đâm bông rực rỡ, bướm bay dập dờn.
c) Nắng ửng hồng, nhuộm màu cảnh vật; hoa đào, hoa mơ nở rực rỡ đầy cành.
Câu 4:
Trong khổ thơ cuối, dáng đi của con người Việt Nam được miêu tả như thế nào?
Câu 5:
Nội dung chính của hai dòng thơ sau là gì?
Có nơi đâu đẹp tuyệt vời
Như sông, như núi, như người Việt Nam!
Câu 6:
Từ "cơ đồ" trong dòng thơ "Bốn ngàn năm dựng cơ đồ" có nghĩa là gì?
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 10)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 KNTT có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 4)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CTST có đáp án ( Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 7)
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)
về câu hỏi!