Câu hỏi:
22/01/2025 28TIẾNG SÁO DIỀU
Không biết tự bao giờ, mùa hạ đã in đậm trong tôi. Đó là mùa của những cánh diều no gió, mùa của những tâm hồn khát vọng tuổi thơ.
Mỗi buổi chiều, khi những tia nắng chói chang tắt dần cũng là lúc tụi trẻ chúng tôi ùa ra cánh đồng, tung lên trời những cánh diều nhỏ. Xếp lại những lo toan bài vở, chúng tôi đau đáu nhìn theo những cánh diều trên bầu trời cao rộng. Thả điều trong buổi chiều lộng gió, được lắng nghe tiếng sáo vi vu hòa lẫn tiếng reo hò của bọn trẻ. Chẳng có bản nhạc của một nghệ sĩ thiên tài nào có thể so sánh nổi bản nhạc ấy của đồng quê. Tiếng sáo ấy trong và thanh như tiếng gọi của mùa hè, tiếng gọi của những tâm hồn đi tìm về kí ức tuổi thơ.
Tôi xa cánh điều tuổi thơ đã khá lâu.. Tiếng sáo diều vẫn len lỏi trong từng giấc mơ tôi, gợi về một miền kí ức.
Một mùa hè lại đến. Tôi khoác ba lô về thăm quê với tiếng sáo diều giục giã. Tôi bắt gặp hình ảnh những cậu bé đang mải mê với nan tre uốn cánh diều giống tôi ngày trước. Bất chợt, tiếng sáo diều vút lên ngân nga trên cánh đồng yên ả khiến tôi sững người. Tôi đã nhận ra bao điều trong tiếng sáo ấy... Ôi! Sáo diều... có lẽ sẽ theo tôi suốt cả cuộc đời này...
(Nguyễn Anh Tuấn)
Trong tâm trí của tác giả, mùa hạ là mùa như thế nào?
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
C. Đó là mùa của những cánh diều no gió, của những tâm hồn khát vọng tuổi thơ.
Câu hỏi cùng đoạn
Câu 2:
Câu nào dưới đây trực tiếp miêu tả âm thanh của tiếng sáo diều?
Lời giải của GV VietJack
C. Tiếng sáo trong và thanh như tiếng gọi của mùa hè.
Câu 3:
Tiếng sáo và tiếng hò reo của bọn trẻ gợi cho tác giả nhớ về điều gì?
Lời giải của GV VietJack
A. Gợi cho tác giả nhớ về những kí ức của tuổi thơ.
Câu 4:
Vì sao “tiếng sáo diều vút lên ngân nga trên cánh đồng yên ả” khiến tác giả sững người?
Lời giải của GV VietJack
C. Vì đó là âm thanh gợi ra kí ức tuổi thơ in dấu suốt cuộc đời.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phân các loại câu dưới đây thành 2 loại: câu đơn và câu ghép. Tìm CN và VN của chúng.
a) Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng về nước, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển
và nhận thư từ, tài liệu, trao đổi và các đảng bạn qua đường tàu biển.
.........................................................................................................................................
b) Lương Ngọc Quyến hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi.
.........................................................................................................................................
c) Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran.
.........................................................................................................................................
d) Mưa rào rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa.
.........................................................................................................................................
Câu 2:
Cần thêm dấu gạch ngang vào những vị trí nào trong mỗi câu văn, đoạn văn sau? Vì sao?
a) “Động Phong Nha nằm trong Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng.”
(Theo Việt Bằng)
b) “Với quần thể 80 ngọn núi lớn nhỏ có độ cao trung bình vào khoảng 800 đến 1000 mét so với mực nước biển, Mẫu Sơn vùng núi nằm ở phía đông bắc tỉnh Lạng Sơn được mệnh danh là vùng đất của gió và sương mù.”
(Theo Hà Giang)
c) “Mặc dù đã trải qua nhiều thăng trầm nhưng năm cửa ô của Hà Nội xưa là kinh thành Thăng Long vẫn gắn bó với mỗi người dân Thủ đô. Đó là:
Ô Quan Chưởng;
Ô Cầu Giấy;
Ô Cầu Dền;
Ô Đống Mác;
Ô Chợ Dừa.”
(Theo Hải Minh)
d) “Mặt trời vừa thức dậy, trong nhà đã rộn ràng tiếng gọi của Quân:
Anh Kiên ơi! Dậy thôi nào!
Ông nội mỉm cười:
Hôm nay là Chủ nhật, để anh Kiên ngủ thêm một chút nữa, cháu ạ.
Quân nhanh nhảu đáp lời ông:
Hôm nay là “Chủ nhật xanh”. Anh em cháu đã hẹn sẽ tham gia dọn vệ sinh khu phố, ông ạ.”
(Theo Hương Ngọc Lan)
Câu 5:
Tiếng sáo và tiếng hò reo của bọn trẻ gợi cho tác giả nhớ về điều gì?
Câu 6:
Vì sao “tiếng sáo diều vút lên ngân nga trên cánh đồng yên ả” khiến tác giả sững người?
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Giữa học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 10)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 KNTT có đáp án ( Đề 1 )
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 4)
Đề thi cuối kì 1 Tiếng Việt lớp 5 CTST có đáp án ( Đề 1)
Đề thi Tiếng Việt lớp 5 Cuối học kì 1 có đáp án (Đề 7)
Đề thi Tiếng Việt 5 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 2)
về câu hỏi!