Câu hỏi:
03/03/2020 237Có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng khi nói về đột biến gen?
1. Đột biến gen gây biến đổi ít nhất là 1 cặp nucleotit trong gen
2. Đột biến gen xảy ra tại những cặp nucleotit khác nhau luôn làm phát sinh các alen mới
3. Đột biến gen có thể làm biến đổi đồng thời một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật
4. Đột biến gen chỉ làm thay đổi cấu trúc mà không làm thay đổi lượng sản phẩm của gen
5. Đột biến gen không làm thay đổi số lượng gen trong tế bào
6. Đột biến gen không làm thay đổi nguyên tắc bổ sung trong gen
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Chọn đáp án A
(1) đúng vì đột biến gen theo định nghĩa SGK, phải biến đổi ít nhất 1 cặp, cho dù thay thế cũng loại thì cũng tính là biến đổi.
(2) đúng, khi đã xảy ra tại những cặp nu khác sẽ là những biến đổi mới trong cấu trúc gen, do đó luôn trở thành các alen mới.
(3) đúng, do hiện tượng đột biến ở các gen đa hiệu.
(4) sai, vì đột biến có thể xảy ra tại vùng vận hành có thể làm thay đổi lượng sản phẩm của gen (liên quan đến điều hòa hoạt động gen).
(5) đúng, đột biến gen tạo ra alen mới thì chỉ là 1 trạng thái khác của gen nên không thể làm thay đổi số lượng gen trong tế bào.
(6) đúng, đột biến gen là biến đổi ở đơn vị 1 hoặc 1 số cặp nu nghĩa là không thể làm thay đổi nguyên tắc bổ sung (tiền đột biến không phải là đột biến gen vì chỉ mới biến đổi trên 1 mạch).
STUDY TIP
-Đột biến gen tạo ra các alen mới nhưng không tạo ra gen mới. Đột biến gen có thể di truyền cho đời sau.
-Ở loài sinh sản hữu tính, đột biến gen chỉ được di truyền cho thế hệ sau khi đột biến đó đi vào giao tử và giao tử thụ tinh đi vào hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể.
-Tần số đột biến gen là 10-6 đến 10-4. Tất cả các gen đều có thể bị đột biến nhưng với tần số không giống nhau.
-Tần số đột biến gen phụ thuộc vào loại tác nhân gây đột biến, cường độ tác nhân và đặc điểm cấu trúc của gen.
-Cá thể mang đột biến được biểu hiện ra kiểu hình được gọi là thể đột biến. Đột biến gen lặn ở trạng thái dị hợp chưa được gọi là thể đột biến. Tất cả các đột biến trội đều là thể đột biến.
-Trong các loại đột biến gen thì đột biến thay thế một cặp nucleotit là phổ biến nhất.
-Trong các loại đột biến gen thì đột biến mất, thêm một cặp nucleotit là gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất vì nó làm thay đổi toàn bộ mạch kể từ cặp nucleotit bị mất từ đó khiến quá trình dịch mã sẽ tạo ra các loại protein sai cấu trúc và chức năng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây về mã di truyền là đúng?
(1) Có 64 mã bộ ba mã hóa, mã hóa cho khoảng 20 loại axit amin khác nhau
(2) Các mã di truyền có nucleotit thứ hai giống nhau luôn cùng mã hóa cho một axit amin
(3) Các mã di truyền cùng mã hóa cho một axit amin chỉ sai khác ở nucleotit thứ 3 trong bộ mã hóa
(4) Trên 1 mARN ở sinh vật nhân so có thể có nhiều bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc
(5) Mã di truyền luôn được đọc liên tục trên mARN theo một chiều xác định từ 5’ – 3’ và không gối lên nhau.
Số phát biểu đúng là:
Câu 2:
Ở một loài hoa, xét ba cặp gen phân li độc lập, các gen này quy định các enzim khác nhau cùng tham gia vào một chuỗi phản ứng hóa sinh để tạo nên sắc tố ở cánh hoa theo sơ đồ sau:
Các alen lặn đột biến a, b, c đều không tạo ra được các enzim A, B, và C tương ứng. Khi các sắc tố không được hình thành thì hoa có màu trắng. Cho cây hoa đỏ đồng hợp tử về cả ba cặp gen giao phấn với cây hoa trắng đồng hợp tử về ba cặp gen lặn, thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về mặt lý thuyết?
(1) Ở F2 có 8 kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ
(2) Ở F2 có 12 kiểu gen quy định kiểu hình hoa trắng.
(3) Ở F2, kiểu hình hoa vàng có ít kiểu gen quy định nhất.
(4) Trong số hoa trắng ở F2, tỉ lệ hoa trắng có kiểu gen dị hợp là 78,57%.
(5) Nếu cho tất cả các cây hoa đỏ ở F2 tạp giao, tỉ lệ hoa trắng thu được ở đời lai là 29,77%.
Câu 3:
Sơ đồ về các giai đoạn hô hấp hiếu khí ở thực vật: Glucozơ → đường phân → Chu trình Crep → (x) → ATP. Dấu (x) trong sơ đồ trên là giai đoạn nào của quá trình hô hấp hiếu khí
Câu 4:
Kiểu gen của P như thế nào để đời sau thu được tỉ lệ kiểu hình 18:9:9:6:6:3:3:3:3:2:1:1?
Câu 5:
Khi nói về cân bằng nội môi ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hoạt động của phổi và thận tham gia vào quá trình duy trì ổn định độ pH của nội môi.
II. Khi cơ thể vận động mạnh thì sẽ làm tăng huyết áp.
III. Hooc môn insulin tham gia vào quá trình chuyển hóa glucôzơ thành glicogen.
IV. Khi nhịn thở thì sẽ làm tăng độ pH của máu.
Câu 7:
Ở một loài động vật có vú, khi cho giữa một cá thể đực có kiểu hình lông hung với một cá thể cái có kiểu hình lông trắng đều có kiểu gen thuần chủng, đời F1 thu được toàn bộ đều lông hung. Cho F1 ngẫu phối thu được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 37,5% con đực lông hung: 18,75% con cái lông hung: 12,5% con đực lông trắng: 31,25% con cái lông trắng. Tiếp tục chọn những con lông hung ở đời F2 cho ngẫu phối thu được F3. Biết rằng không có đột biến mới phát sinh, về mặt lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng về F3?
về câu hỏi!