30 Đề thi thử THPTQG môn Sinh Học chuẩn cấu trúc có lời giải chi tiết (Đề số 16)

  • 30632 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Câu 1:

Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần sử dụng bền vững tài nguyên rừng?

(1) Thay thế dần các rừng nguyên sinh bằng các rừng thứ sinh có năng suất sinh học cao

(2) Tích cực trồng rừng để cung cấp đủ củi, gỗ cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp

(3) Tránh đốt rừng làm nương rẫy

(4) Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn tự nhiên

(5) Xây dựng các nhà máy thủy điện tại các rừng đầu nguồn quan trọng

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Các biện pháp góp phần sử dụng tài nguyên rừng bền vững là: (2) (3) (4)

1 sai, hệ sinh thái rừng nguyên sinh đuợc hình thành trong một quá hình lâu dài trong lịch sử, nếu thay thế rừng nguyên sinh bằng các rừng thứ sinh có năng suất sinh học cao thì dễ gây mất cân bằng hệ sinh thái.

5 chưa đúng vì xây dựng nhà máy thủy điện tại các rừng đầu nguồn quan trọng sẽ dẫn đến phải chặt bỏ rừng đầu nguồn, có thể gây lũ lụt, xói mòn đất.


Câu 2:

Các quần thể tự thụ phấn lâu đời trong tự nhiên nếu không có sự tác động của các nhân tố tiến hóa khác thì thường có đặc điểm:

(1) Có tần số alen không thay đổi qua các thế hệ.

(2) Phân hóa thành những dòng thuần khác nhau.

(3) Không chứa các gen lặn có hại.

Phương án đúng là:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Phương án đúng là 1, 2.

Vì không có các nhân tố tiến hóa tác động nên quần thể sẽ phân hóa thành các dòng thuần và có tần số alen không thay đổi

Các alen lặn có hại đều sẽ được biểu hiện ra kiểu hình nhưng không bị đào thải khỏi quần thể


Câu 5:

Ở một loài động vật có vú, khi cho giữa một cá thể đực có kiểu hình lông hung với một cá thể cái có kiểu hình lông trắng đều có kiểu gen thuần chủng, đời F1 thu được toàn bộ đều lông hung. Cho F1 ngẫu phối thu được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 37,5% con đực lông hung: 18,75% con cái lông hung: 12,5% con đực lông trắng: 31,25% con cái lông trắng. Tiếp tục chọn những con lông hung ở đời F2 cho ngẫu phối thu được F3. Biết rằng không có đột biến mới phát sinh, về mặt lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng về F3?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

P: Đực hung thuần chủng x cái trắng thuần chủng

F1: 100% lông hung

F1 x F1 → F2: 37,5% đực hung : 12,5% đực trắng

18,75% cái hung : 31,25% cái trắng

6 đực hung : 2 đực trắng

3 cái hung : 5 cái trắng

Do F2 có tỉ lệ kiểu hình 2 giới không bằng nhau và xuất hiện 16 tổ hợp giao tử (9 hung : 7 trắng).

Tính trạng do 1 gen trên NST thường và 1 gen nằm trên NST giới tính cùng tương tác bổ trợ (9:7) quy định.

Quy ước: A-B- = hung; A-bb = aaB- = aabb = trắng

Ở động vật có vú, con cái XX, con đực XY. Phép lai P giữa con đực thuần chủng lông hung (AAXBY-) và con cái lông trắng (aaXbXb) xuất hiện F1 toàn bộ lông hung (A-XBX- và A-XBY-) thì con đực (AAXBY-) ở thế hệ P phải cho YB nên gen thuộc vùng tương đồng trên cặp NST giới tính XY.

Ptc: đực hung (AAXBYB) x cái trắng (aaXbXb).

F1 toàn hung

F1: AaXBXb x AaXbYB

F2: 3A- : laa

1 XBXb : 1 XbXb: 1XBYB: lXbYB

Lông hung F2

Giới cái: (AA : 2Aa)

Lông hung F2 x lông hung F2:

Xét riêng từ cặp:

(1AA : 2Aa) x (1AA : 2Aa)

F3: 4/9AA : 4/9Aa : 1/9aa

x (XBXb) x (1XBYB: lXbYB)

F3: 1/8XBXB : 2/8XBXb : 1/8XbXb : 3/8XBYB : 1/8XbYB

Vậy F3:

Tỉ lệ lông hung thu được A-B- là 7/9

Tỉ lệ con đực lông hung là 4/9

Tỉ lệ con cái lông hung, thuần chủng chiếm tỉ lệ 1/18

Tỉ lệ con đực lông trắng chỉ mang các gen lặn là 0 (vì đực có các kiểu gen XBYB và XbYB)


Bài thi liên quan:

Các bài thi hot trong chương:

4.5

Đánh giá trung bình

83%

0%

17%

0%

0%

Nhận xét

4 năm trước

Lê Dũng

3 năm trước

Linh Ryes

L

3 năm trước

Lê Nhất Phàm

T

3 năm trước

Thanh Ngọc

2 năm trước

Nguyễn Khánh Lê

D

2 năm trước

Dương Hoàng Nguyễn Quốc Thuận

Bình luận


Bình luận