Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Sinh có đáp án năm 2025 (Đề 72)

89 người thi tuần này 4.6 129 lượt thi 40 câu hỏi 60 phút

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

PHẦN I. Thí sinh trả lời từ Đáp án Câu 1 đến Đáp án Câu 18. Mỗi Đáp án Câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

Thành phần nào làm khuôn cho quá trình dịch mã?

Lời giải

Đáp án B

Hướng dẫn:

mRNA làm khuôn cho quá trình dịch mã tổng hợp chuỗi polipeptide

Câu 2

Nhiễm sắc thể tự nhân đối dựa trên cơ sở tự nhân đôi của

Lời giải

Đáp án A

Hướng dẫn:

DNA tạo thành cấu trúc Nucleosome, xoắn cuộn nhiều lần thành các cấu trúc bậc cao hơn → nhiễm sắc thể.

→ Nhiễm sắc thể nhân đôi dựa trên cơ chế nhân đôi của DNA.

Câu 3

Đại caspari có vai trò nào sau đây?

Lời giải

Đáp án D

Hướng dẫn:

Trong con đường vận chuyển nước từ đất vào mạch gỗ của rễ có con đường thành tế bào - gian bào (Dẫn truyền apoplast):

Nước từ đất vào lông hút → Nước đi trong thành tế bào, khoảng gian bào và các mao quản trong thành, đến tế bào nội bì gặp đai Caspari thì bị chặn lại phải đi vào không bào và chất nguyên sinh của tế bào nội bì. → Đáp án D.

Câu 4

Khử nitratee là quá trình

Lời giải

Đáp án C

Hướng dẫn:

Khử nitrát là quá trình chuyển hoá \(NO_3^ - \) thành \(NH_4^ + \). → Đáp án C.

- Biến đổi \(NO_3^ - \) thành \(NO_2^ - \) là một giai đoạn của khử nitrate.

- Liên kết phân tử \(N{H_3}\) vào acid dicarboxylic là quá trình đồng hóa ammonium.

- Biến \(NO_3^ - \) thành \({N_2}\) là quá trình phản nitrate hóa.

Câu 5

Những nhân tố tiến hoá nào sau đây có thể làm nghèo vốn gene của quần thể?

Lời giải

Đáp án C

Hướng dẫn:

Đột biến sẽ làm tăng số lượng allele nên làm phong phú hơn vốn gene của quần thể.

Di - nhập gene có thể làm nghèo hoặc làm phong phú hơn vốn gene của quần thể.

Chọn lọc tự nhiên loại bỏ những cá thể có kiểu hình không thích nghi nên làm nghèo vốn gene của quần thể.

Các yếu tố ngẫu nhiên làm giảm đột ngột số lượng cá thể của quần thể nên cũng làm nghèo vốn gene của quần thể.

Giao phối không ngẫu nhiên làm tăng tần số kiểu gene đồng hợp, làm nghèo vốn gene của quần thể.

Câu 6

Theo thuyết tiến hoá hiện đại, nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá là

Lời giải

Đáp án C

Hướng dẫn:

Đột biến là nguyên liệu sơ cấp; Biến dị tổ hợp là nguyên liệu thứ cấp.

Câu 7

Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai allele của một gene quy định.

Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ, cặp vợ chồng III.14 - III.15 muốn sinh 2 đứa con xác xuất để 1 con bị bệnh và một đứa bình thường là bao nhiêu? (ảnh 1)

Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ, cặp vợ chồng III.14 - III.15 muốn sinh 2 đứa con xác xuất để 1 con bị bệnh và một đứa bình thường là bao nhiêu?

Lời giải

Đáp án C

Bệnh di truyền do gene lặn trên NST thường

Ta có kiểu gene của những người thuộc phả hệ trên là :

 

(5) : aa

 

 

(1) × (2): Aa × Aa

(4) : aa

(16) : aa

\[\left( 7 \right):\;\left( {\frac{1}{3}AA{\rm{ }}:\;\frac{2}{3}Aa} \right)\]

(8) : Aa

(10) × (11): Аа × Aa

\[\left( {14} \right):\left( {\frac{2}{5}AA:\frac{3}{5}Aa} \right)\]

\[\left( {15} \right):\;\left( {\frac{1}{3}AA:\frac{2}{3}Aa} \right)\]

Để sinh ra con bị bệnh, buộc người (14) có kiểu gene Aa là (xác suất :\(\frac{3}{5}\)) và người (15) kiểu gene Aa (xác suất :\(\frac{2}{3}\))

Vậy xác suất con 1 không bị bệnh và một đứa bình thường là: \(\left[ {\frac{3}{5} \times \frac{2}{3}} \right] \times \left[ {C_2^1 \times \frac{3}{4} \times \frac{1}{4}} \right] = 0,15\)

Câu 8

Một sinh vật lưỡng bội có kiểu gene AABb. Hai gene này nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau, được minh họa trong một tế bào của sinh vật này như thể hiện ở hình dưới đây. Tế bào này đang trải qua giai đoạn nào của chu kỳ tế bào (kí tự + là các cực của tế bào)?

Tế bào này đang trải qua giai đoạn nào của chu kỳ tế bào (kí tự + là các cực của tế bào)? (ảnh 1)

Lời giải

Đáp án C

Hướng dẫn:

Do các NST kép sau khi xếp thành 2 hàng đang phân li về 2 cực của tế bào nên đây là kì sau giảm phân I.

Câu 9

Sinh vật biến đổi gene không được tạo ra bằng phương pháp nào sau đây?

Lời giải

Đáp án C

Hướng dẫn:

Sinh vật biến đổi gene không được tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính giữa các cá thể cùng loài.

Câu 10

Một quần thể người trên một hòn đảo có 100 phụ nữ và 100 người đàn ông trong đó có 4 người đàn ông bị bệnh máu khó đông. Biết rằng bệnh máu khó đông do gene lặn nằm trên NST giới tính X không có allele trên Y, quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền. Tần số phụ nữ bình thường nhưng mang gene gây bệnh trong quần thể là

Lời giải

Đáp án A

Hướng dẫn:

Nếu ta gọi p là tần số allele H quy định máu đông bình thường; q là tần số allele h quy định máu khó đông.

Vì quần thể ở trạng thái cân bằng. Nên nếu xét riêng từng giới thì cấu trúc di truyền của quần thể xét riêng từng giới sẽ có dạng.

Giới Nam: \(p{X^A}Y + q{X^a}Y = 1\)

Giới nữ: \({p^2}{X^A}{X^A} + 2pq{X^A}{X^a} + {q^2}{X^a}{X^a} = 1\)

Dựa vào giới nam ta thấy p = 0,96, q = 0,04.

Tần số người bình thường nhưng mang gene gây bệnh là pq = 0,0384.

Lưu ý: Vì đề nói tần số người bình thường nhưng mang gene gây bệnh, nên ta phải so với cả quần thể chứ không so với từng giới được.

Câu 11

Lai tế bào sinh dưỡng hay dung hợp tế bào trần có ưu điểm là có thể tạo ra

Lời giải

Đáp án B

Hướng dẫn: Lai tế bào sinh dưỡng hay dung hợp tế bào trần là kĩ thuật góp phần tạo nên giống lai khác loài, áp dụng với thực vật.

Loại bỏ thành tế bào thực vật → cho các tế bào vào môi trường đặc biệt để dung hợp với nhau → nuôi cấy, phân chia và tái sinh thành cây lai khác loài.

Giống mới sẽ mang đặc điểm của hai loài.

Câu 12

Ở một loài thực vật, cặp NST số 1 chứa cặp gene Aa, cặp nhiễm sắc thể số 3 chứa cặp gene Bb. Nếu ở tất cả các tế bào, cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân lí trong phẩm phân II, cặp nhiễm sắc thể số 3 không phân li trong giảm phân I; các sự kiện khác diễn ra bình thường. Tính theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gene AaBb giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử có kiểu gene :

Lời giải

Đáp án

Hướng dẫn:

Xét cặp NST số 1:

Bước vào GPI, cặp số 1 nhân đôi tạo thành AAaa, sau giảm phân 1 tạo thành 2 tế bào là AA và aa. 2 tế bào này bước vào giảm phân 2, không phân li thì sẽ tạo thành 3 loại tế bào là: AA, aa, O

Xét cặp NST số 3:

Bước vào GPI, cặp NST số 3 nhân đôi tạo thành BBbb, cặp này không phân li trong giảm phân 1 sẽ tạo thành 2 tế bào là BBbb và 0. 2 tế bào này bước vào GPII, phân li tạo thành 2 loại tế bào là Bb và O

Giao tử tạo ra sẽ là: (AA : O : aa) × (Bb : O)

Xét trong cùng một tế bào, nếu BBbb trong GP I đi về phía AA thì aa sẽ đi về phía O, nên sẽ có 2 trường hợp tạo ra giao tử.

Nếu trong giảm phân I BBbb đi về phía AA, O đi về phía aa sẽ tạo ra các loại giao tử là: AABb, Bb, aa, O

Nếu trong giảm phân 1 BBbb đi về phía aa, O đi về phía AA sẽ tạo ra các loại giao tử là: Bb, aaBb, AA, O

Câu 13

PHẦN III. Thí sinh trả lời từ Đáp án Câu 1 đến 6. Thí sinh điền kết quả mỗi Đáp án Câu vào mỗi ô trả lời tương ứng theo hướng dẫn của phiếu trả lời.

Nói về thông tin tương ứng giữa cột A và cột B.

A

 

B

1. Gene đa hiệu

 

a. Sản phẩm của hai hoặc nhiều gene không allele cùng tham gia quy định một tính trạng.

2. Gene da allele

 

b. Sản phẩm của một gene quy định nhiều tính trạng.

3. Di truyền trội không hoàn toàn

 

c. Sản phẩm của hai allele của cùng một gene không át chế hoàn toàn biểu hiện của nhau.

4. Tương tác gene không allele

 

d. Nhiều tổ hợp hai allele của một gene quy định các kiểu hình khác nhau của một tính trạng.

Hãy viết liền nhau bốn số ở cột A để lần lượt tương ứng với nội dung ở cột B theo trình tự abcd.

Lời giải

Hướng dẫn: Theo các khái niệm ta có:

Sản phẩm của hai hoặc nhiều gene không allele cùng tham gia quy định một tính trạng → Tương tác gene không allele.

Sản phẩm của một gene quy định nhiều tính trạng → Gene đa hiệu.

Sản phẩm của hai allele của cùng một gene không át chế hoàn toàn biểu hiện của nhau → Di truyền trội không hoàn toàn.

Nhiều tổ hợp hai allele của một gene quy định các kiểu hình khác nhau của một tính trạng → Gene đa allele.

Câu 14

Một loài động vật có kiểu gene AaBbDdEeHh giảm phân tạo tinh trùng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, khi cơ thể có kiểu gene trên giảm phân loại tinh trùng mang 2 allele trội chiếm tỉ lệ có bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).

Lời giải

Vì loại tinh trùng chứa 3 allele trội chiếm tỉ lệ: \(C_5^2 \times {\left( {\frac{1}{2}} \right)^5} = \frac{5}{{16}} = 0,31\)

Câu 15

Ở mèo gene quy định màu lông nằm trên NST X. Gene D lông đen, gene d lông hung, Dd lông tam thể. Quần thể cân bằng có mèo đực lông hung chiếm 20% tổng số mèo đực. Theo lý thuyết, nếu quần thể có 2000 con thì có số mèo tam thể khoảng bao nhiêu con? (tính làm tròn đến số nguyên).

Lời giải

Quần thể cân bằng di truyền đực lông hung \({X^d}Y = 0,2 \to {X^d} = 0,2 \to {X^D} = 0,8 \to {X^D}Y = 0,8\)

Cấu trúc quần thể ở ♀ \({X^D}{X^D} = {(0,8)^2} = 0,64\); \({X^D}{X^d} = 0,8 \times 0,2 \times 2 = 0,32\); \({X^d}{X^d} = {(0,2)^2} = 0,04\)

Cấu trúc di truyền quần thể là: Giới đực: \(0,8{X^D}Y:0,2{X^d}Y\); Giới cái: \(0,64{X^D}{X^D}:0,32{X^D}{X^d}:0,04{X^d}{X^d}\)

Quần thể có 2000 con thì có số mèo tam thể khoảng 320 con. Mèo tam thể chỉ có ở con cái => Tỉ lệ mèo tam thể là: \(200 \times \frac{1}{2} \times 0,32 = 320\) con.

Câu 16

Ở cừu, kiểu gene HH quy định có sừng, kiểu gene hh quy định không sừng, kiểu gene Hh biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái; gene nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cho cừu đực không sừng lai với cừu cái có sừng được F1. Cho F1 giao phối với cừu cái có sừng được F2. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, ở F2 tỉ lệ kiểu hình cừu có sừng chiếm tỉ lệ là bao nhiêu? (tính làm tròn đến 2 chữ số sau dấu phẩy).

Lời giải

Cừu đực không sừng hh lai với cừu cái có sừng HH thu được \({F_1}\) Hh.

\({F_1}\) Hh giao phối với cừu cái có sừng HH thu được: 1HH: 1Hh.

Hh biểu hiện có sừng ở cừu đực, không sừng ở cừu cái nên tỉ lệ kiểu hình không sừng là: \(\frac{1}{2} \times \frac{1}{2} = \frac{1}{4}\)

Vậy tỉ lệ kiểu hình có sừng: \(\frac{3}{4} = 0,67\).

Câu 17

Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 1100 cá thể. Quần thể này có tỉ lệ sinh là 12%/năm, tỉ lệ tử vong là 8%/năm và tỉ lệ xuất cư là 2%/năm. Sau một năm, số lượng cá thể trong quần thể đó được dự đoán là bao nhiêu?

Lời giải

Thời điểm ban đầu có 11.000 cá thể.

Tỷ lệ sinh: 12%/ năm

Tỷ lệ tử : 8% / năm

Tỷ lệ xuất cư: 2%/ năm

Kích thước quần thể = tỷ lệ sinh - tỷ lệ tử - tỷ lệ xuất cư

Kích thước quần thể năm sau sẽ tăng: 12% - 8% - 2% = 2%.

Vậy sau 1 năm, số lượng cá thể của quần thể là: 1100 + 1100 × 2% = 1122.

Câu 18

Ở một vùng biển, năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt nước đạt đến 5 triệu kcal/m2/ngày. Tảo silic chỉ đồng hoá được 0,3% tổng năng lượng đó, giáp xác khai thác 20% năng lượng tích lũy trong tảo. Số năng lượng tích tụ trong giáp xác là bao nhiêu kcal?

Lời giải

- Số năng lượng tích tụ trong tảo là = \({5.10^6} \times 0,3\% = 15.000\) (Kcal)

- Số lượng năng lượng tích lũy trong giáp xác là \(15.000 \times 20\% = 3.000\) (Kcal).

Đoạn văn 1

Dùng thông tin sau để trả lời Đáp án Câu 5 và Đáp án Câu 6: Quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá diễn ra một cách nhanh chóng, không qua nhiều giai đoạn trung gian.

Câu 19

Phát biểu nào sau đây sai về hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá?

Lời giải

Đáp án A

Hướng dẫn:

Quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá diễn ra một cách nhanh chóng.

Câu 20

Khi nói về quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá, phát biểu nào sau đây đúng?

Lời giải

Đáp án B

Hướng dẫn:

Xét các phát biểu của đề bài:

- Phát biểu A sai vì quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa diễn ra một cách nhanh chóng, không qua nhiều giai đoạn trung gian. Quá trình hình thành loài bằng cách li địa lý mới diễn ra trong một thời gian rất dài, trải qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.

- Phát biểu B - đúng. Loài mới mang bộ NST của cả loài bố và mẹ nên số lượng NST lớn hơn số lượng NST của loài gốc.

- Phát biểu C sai.

- Phát biểu D sai vì quá trình hình thành này xảy ra chủ yếu ở thực vật, ở động vật rất khó xảy ra do chúng có hệ thần kinh cao cấp và cơ chế xác định giới tính phức tạp.

Đoạn văn 2

Dùng thông tin sau để trả lời Đáp án Câu 11 và Đáp án Câu 12: Một số loài chim thường đậu trên lưng và nhặt các loại kí sinh trên cơ thể động vật móng guốc làm thức ăn.

Câu 21

Mối quan hệ giữa chim nhỏ và động vật móng guốc nói trên thuộc mối quan hệ

Lời giải

Đáp án B

Hướng dẫn:

Một số loài chim thường đậu trên lưng và nhặt các loài kí sinh trên cơ thể động vật móng guốc làm thức ăn. Mối quan hệ giữa chim nhỏ và động vật móng guốc nói trên thuộc mối quan hệ hợp tác do ở mối quan hệ này cả 2 loài cùng có lợi và không bắt buộc.

Câu 22

Mối quan hệ giữa chim và sinh vật kí sinh trên cơ thể động vật móng guốc là mối quan hệ

Lời giải

Đáp án C

Hướng dẫn:

Chim, đặc biệt là các loài chim như chim bói cá hoặc chim cò, thường giúp làm giảm số lượng sinh vật ký sinh (như ve, rận) trên cơ thể động vật móng guốc (chẳng hạn như hươu, nai). Mối quan hệ này là sinh vật ăn sinh vật.

Đoạn văn 3

Dùng thông tin sau để trả lời Đáp án Câu 17 và Đáp án Câu 18: Sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải làm cho lượng khí CO2 thải vào không khí tăng cao, cộng với chặt phá rừng đã làm cho nông độ CO2 trong không khí tăng lên.

Câu 23

Đó chính là nguyên nhân của

Lời giải

Đáp án B

Hướng dẫn: Nồng độ \(C{O_2}\), metan, halogene tăng lên là một trong những nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính:

Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để \(C{O_2}\) hấp thu làm cho không khí nóng lên.

Câu 24

Hoạt động nào sau đây làm tăng thêm nguy cơ ô nhiễm môi trường?

Lời giải

Đáp án

Thuốc trừ sâu và thuốc kích thích sinh trưởng thường chứa các hóa chất độc hại có thể xâm nhập vào môi trường, gây ô nhiễm đất, nước và không khí. Chúng có thể ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, làm giảm chất lượng đất và nguồn nước, cũng như gây hại cho sức khỏe của con người và động vật.

Đoạn văn 4

PHẦN II. Thí sinh trả lời từ Đáp án Câu 1 đến Đáp án Câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Cho phép lai (P): Ở AaBb × QAaBb. Biết rằng: 10% số tế bào sinh tinh có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gene Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp nhiễm sắc thể khác giảm phân bình thường. Có 2% số tế bào sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gene Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp nhiễm sắc thể khác giảm phân bình thường. Các giao tử có sức sống và khả năng thụ tinh ngang nhau.

Câu 25

a) Có tối đa 40 loại kiểu gene đột biến lệch bội về cả 2 cặp nhiễm sắc thể nói trên.

Lời giải

Xét cặp Aa

Giới đực:

+ 10% tế bào cặp nhiễm sắc thể mang cặp gene Aa không phân li trong giảm phân I tạo 5% giao tử Aa : 5% giao tử O

+ 90% Tế bào giảm phân bình thường tạo 90% giao tử bình thường (45%A:45%a)

- Giới cái: giảm phân bình thường tạo 100% giao tử bình thường (50%A:50%a)

→ Số hợp tử đột biến: 4 chiếm: 10%; số hợp tử bình thường: 3 chiếm 90%

Xét cặp Bb:

- Giới đực: giảm phân bình thường tạo 100% giao tử bình thường (50%B:50%b)

Giới cái:

+ 2% tế bào cặp nhiễm sắc thể mang cặp gene Aa không phân li trong giảm phân I tạo 1% giao tử Bb : 1% giao tử O

+ 98% Tế bào giảm phân bình thường tạo 90% giao tử bình thường (49%B:49%b)

→ Số hợp tử đột biến: 4 chiếm 2%; số hợp tử bình thường: 3 chiếm 98%

a) Sai. Vì: có tối đa 16 kiểu gene lệch bội về cả 2 cặp NST

Câu 26

b) Hợp tử đột biến dạng thể ba chiếm tỉ lệ 5,8%.

Lời giải

Đúng. Vì: hợp tử đột biến dạng thể ba (2n + 1) chiếm: \(0,9 \times 0,01 + 0,98 \times 0,05 = 0,058\)

Câu 27

c) Hợp tử AAaBb chiếm tỉ lệ 1,225%.

Lời giải

Đúng. Vì: Hợp tử AAaBb chiếm: \(0,5A \times 0,05Aa \times 2 \times 0,49 \times 0,5 = 1,225\)

Câu 28

d) Trong các hợp tử bình thường, hợp tử aabb chiếm tỉ lệ 5,5125%.

Lời giải

Sai. Vì: tỷ lệ hợp tử aabb trong số hợp tử bình thường là: \(\frac{{0,45a \times 0,5a \times 0,49b \times 0,5b}}{{0,9 \times 0,98}} = 6,25\% \)

Đoạn văn 5

Mối quan hệ giữa loài A và B được biểu diễn bằng sự biến động số lượng của chúng theo hình bên.

Câu 29

a) Mối quan hệ giữa hai loài này là quan hệ cạnh tranh.

Lời giải

Sai. Vì: Mối quan hệ giữa hai loài này là quan hệ dinh dưỡng: Loài A là con mồi, loài B là vật ăn thịt.

Câu 30

b) Kích thước cơ thể của loài A thường lớn hơn loài B.

Lời giải

Sai. Vì: Loài A là con mồi thường có kích thước cơ thể nhỏ hơn loài B.

Câu 31

c) Sự biến động số lượng của loài A dẫn đến sự biến động số lượng của loài B và ngược lại.

Lời giải

Đúng. Vì: Trong quan hệ con mồi, vật ăn thịt, sự biến động số lượng của loài A dẫn đến sự biến động số lượng của loài B và ngược lại.

Câu 32

d) Mối quan hệ giữa hai loài A và B được xem là động lực cho tiến hóa.

Lời giải

Đúng. Vì: Loài B thường có xu hướng tiêu diệt loài A để làm thức ăn.

Đoạn văn 6

Đường cong phân li hemoglobin – O2 của máu động mạch chủ và máu tĩnh mạch chủ ở người bình thường được thể hiện qua đồ thị bên trái. Sự thay đổi phân áp O2 và phân áp CO2 máu trong quá trình máu di chuyển từ động mạch phổi đến tĩnh mạch phổi ở người bình thường được thể hiện qua đồ thị bên phải (lưu ý: pO2 và pCO2 ở đồ thị bên phải được tính theo đơn vị tương đối riêng cho mỗi trục tung). Phân áp O2 máu động mạch phổi có giá trị trung bình khoảng 40 mmHg.

Câu 33

a) Đường cong (1) là đường cong pO2 và đường cong (2) là đường cong pCO2.

Lời giải

Đúng. Vì: Khi máu đi từ động mạch phổi đến tĩnh mạch phổi thì máu sẽ hấp thụ \({O_2}\) và thải \(C{O_2}\) ra ngoài nên nồng độ \({O_2}\)trong máu tăng lên, còn nồng độ \(C{O_2}\) giảm đi.

Câu 34

b) Vị trí (A) là vị trí tiếp giáp giữa mao mạch và động mạch phổi; Vị trí (B) là vị trí tiếp giáp giữa mao mạch và tĩnh mạch phổi.

Lời giải

Sai. Vì: (A) là vị trí tiếp giáp giữa mao mạch và tĩnh mạch phổi; (B) là vị trí tiếp giáp giữa mao mạch và động mạch phổi.

Câu 35

c) Từ đồ thị bên trái, ở vị trí chính giữa mao mạch phổi (máu từ đây đi đến động mạch chủ), nồng độ O2 đạt 120 mL/L.

Lời giải

Sai. Vì: Từ đồ thị bên trái, ở vị trí chính giữa mao mạch phổi (máu từ đây đi đến động mạch chủ), nồng độ \({O_2}\) đạt 220 mL/L.

Câu 36

d) Độ chênh lệch nồng độ O2 máu (mL/L) ở vị trí chính giữa các mao mạch phổi so với vị trí tiếp giáp giữa mao mạch và động mạch phổi là 180 mL/L.

Lời giải

Đúng. Vì: Trong khi ở động mạch phổi (nhận máu từ tĩnh mạch chủ), nồng độ \({O_2}\), tương ứng với 40 mL/L → Chênh lệch nồng độ \({O_2}\) = 220 - 40 = 180 mL/L.

Đoạn văn 7

Ara Operon là một hệ thống kiểm soát sự biểu hiện gene của ba gene, bao gồm araC, lacIYFP. Với sự hiện diện của đường arabinose và protein điều hoà arac gắn vào vị trí liên kết trên DNA thì sự biểu hiện gene được kích hoạt.

Các nhà nghiên cứu đã xây dựng một mạch gồm một loạt các promoter nhân tạo (mỗi bộ chứa một vị trí liên kết với protein araC). Các cấu trúc operon này sẽ kích hoạt biểu hiện các gene xuôi dòng và đồng thời, cũng như chịu sự điều hoà tác động qua lại. Laci mã hoá các protein kìm hãm LacI, operator Lac bị ức chế hoạt động (thậm chí ở cả arabinose và araC).

Câu 37

a) Nếu arabinose được thêm vào một vi khuẩn có chứa tất cả ba cấu trúc này, thì YEP được tạo ra.

Lời giải

Đúng. Vì: Khi có arabinose → liên kết với araC → kích hoạt phiên mã → YEP được tổng hợp (biểu hiện cả ở ba gene).

Câu 38

b) Sau khi lượng YFP tăng khi bổ sung arabinose, YFP sẽ được điều hoà để tăng tổng hợp.

Lời giải

Sai. Vì: Sau một thời gian, lượng lacl tăng lên → các protein kìm hãm này liên kết vào vùng operator của operon lac → ức chế hoạt động phiên mã → giảm lượng YEP.

Câu 39

c) Nếu một lượng nhỏ IPTG (một tác nhân gây cảm ứng operator Lac) đã được thêm vào môi trường cùng với arabinose, thì YEP sẽ luôn được tổng hợp.

Lời giải

Đúng. Vì: IPTG là một chất cảm ứng operon lac thông qua việc liên kết với các protein kìm hãm → các protein này không thể liên kết vào operator → không ức chế tạo YEP.

Câu 40

d) Arabinose và protein araC được tạo ra liên tục sẽ ức chế sự phiên mã tổng hợp YEP.

Lời giải

Sai. Vì: Bên cạnh đó, arabinose và protein arac được tạo ra liên tục sẽ kích thích sự phiên mã tổng hợp YEP.

4.6

26 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%