Đề minh họa tốt nghiệp THPT môn Sinh có đáp án năm 2025 ( Đề 7)
🔥 Đề thi HOT:
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 1)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 2)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 4)
30 đề thi thử THPTQG môn Sinh học Cực hay có lời giải (Đề số 1)
(2025) Đề thi tổng ôn tốt nghiệp THPT Sinh học có đáp án - Đề 1
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Đoạn văn 1
Dùng thông tin sau để trả lời câu 5 và câu 6: Chọn lọc tự nhiên có thể làm thay đổi sự phân bố tần số của các đặc điểm di truyền theo ba cách, tùy thuộc vào kiểu hình nào trong quần thể được chọn lọc. Ba mô hình chọn lọc này được gọi là chọn lọc vận động, chọn lọc phân hóa và chọn lọc ổn định.
Đoạn văn 2
Dùng thông tin sau để trả lời câu 11 và câu 12: Ở người, nguyên nhân gây hội chứng Down sơ cấp là do sự không phân li của cặp NST số 21 trong quá trình hình thành trứng. Trứng mang 2 NST số 21 thụ tinh với tinh trùng bình thường hình thành hợp tử mang 3 NST 21, phát triển thành cơ thể mang hội chứng Down. Quá trình này thường gặp ở những người mẹ sinh con khi lớn tuổi, không mang tính di truyền theo gia đình.
Tuy nhiên, có khoảng 4% người mang hội chứng Down thứ cấp là do di truyền và mang tính chất phả hệ trong gia đình. Nguyên nhân của hiện tượng này là do đột biến chuyển đoạn NST 14 – 21. Những người mang đột biến chuyển đoạn có 45 NST, trong đó 1 NST 21 gắn với NST số 14 hình thành 1 NST dài (14 – 21), có kiểu hình và sinh sản bình thường.
Trong quá trình hình thành giao tử ở người mang NST chuyển đoạn 14 – 21, các NST 21 và NST 14 phân li theo 3 cách với xác suất như nhau:
Cách 1: NST chuyển đoạn 14 – 21 đi về một giao tử và giao tử còn lại mang đồng thời 1 NST 21 và 1 NST 14.
Cách 2: NST chuyển đoạn 14 – 21 và NST 21 phân li về cùng một giao tử, giao tử còn lại chỉ mang 1 NST 14.
Cách 3: NST 14 – 21 và NST 14 phân li về cùng một giao tử, giao tử còn lại chỉ mang 1 NST 21.
Sự thụ tinh giữa giao tử có chứa đồng thời 1 NST 14 – 21, 1 NST số 21 với giao tử bình thường có chứa 1 NST số 14, 1 NST số 21 hình thành hợp tử có 46 NST nhưng dư một phần NST số 21, do đó phát sinh thành thể Down.
Đoạn văn 3
Dùng thông tin sau để trả lời câu 17 và câu 18: Nhà sinh thái học Joseph Connell đã tiến hành nghiên cứu về hai loài hà sống ở biển là Chthamalus stellatus và Balanus balanoides. Hai loài này phân bố ở các tầng cao thấp khác nhau trên vách đá dọc theo bờ biển Scotland. Loài Chthamalus thường sống ở vùng cao hơn so với loài Balanus phân bố ở các khu vực thấp hơn. Để kiểm tra xem sự phân bố của loài Chthamalus có bị ảnh hưởng bởi cạnh tranh từ loài Balanus hay không, Connell đã thực hiện một thí nghiệm bằng cách loại bỏ loài Balanus khỏi một số khu vực trên vách đá (hình bên dưới).
Đoạn văn 4
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Cho biết các codon mã hoá các amino acid trong bảng sau đây:
Amino acid |
Leu |
Trp |
His |
Arg |
Codon |
5’CUU3’; 5’CUC3’; 5’CUA3’; 5’CUG3’ |
5’UGG3’ |
5’CAU3’; 5’CAC3’ |
5’CGU3’; 5’CGC3’; 5’CGA3’; 5’CGG3’ |
Triplet mã hoá là các bộ ba ứng với các codon mã hoá amino acid và triplet kết thúc ứng với codon kết thúc trên mRNA. Giả sử một đoạn gene ở vi khuẩn tổng hợp đoạn mRNA có triplet mở đầu và trình tự các nucleotide như sau:
Mạch làm khuôn tổng hợp mRNA |
3’TACGAAACCGCCGTAGCAATT5’ |
mRNA |
5’AUGCUUUGGCGGCAUCGUUAA3’ |
Biết rằng, mỗi đột biến điểm dạng thay thế một cặp nucleotide trên đoạn gene này tạo ra một allele mới.
Câu 27:
c) Có hai triplet mã hóa khi xảy ra đột biến tại vị trí thứ ba làm xuất hiện codon kết thúc sớm.
c) Có hai triplet mã hóa khi xảy ra đột biến tại vị trí thứ ba làm xuất hiện codon kết thúc sớm.
Đoạn văn 5
Một loài thực vật lưỡng bội, xét 2 tính trạng, mỗi tính trạng đều do 1 gene có 2 allele quy định, allele trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: 2 cây giao phấn với nhau, tạo ra F1.
Câu 30:
b) Nếu F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3 : 3 : 1 : 1 thì 2 cây ở thế hệ P có thể có kiểu gene giống nhau.
b) Nếu F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3 : 3 : 1 : 1 thì 2 cây ở thế hệ P có thể có kiểu gene giống nhau.
Đoạn văn 6
Một nghiên cứu về ảnh hưởng của một loài cỏ (C) đến sinh khối của ba loài có (A), (F) và (K). Loài (C) có khả năng tiết hóa chất ức chế sự sinh trưởng của các loài có sống chung. Thí nghiệm được tiến hành như sau:
Thí nghiệm 1: Gieo trồng riêng ba loài (A), (F) và (K).
Thí nghiệm 2: Gieo trồng chung loài (C) với loài (A) hoặc với loài (F) hoặc với loài (K).
Trong đó, số lượng hạt gieo ban đầu đều là 30 hạt/loài; tỉ lệ nảy mầm, sức sống và điều kiện chăm sóc là tương đồng nhau. Sau ba tháng kể từ khi gieo, tiến hành thu hoạch sinh khối mỗi loài ở các thí nghiệm, làm khô và cân; kết quả được thể hiện ở hình dưới đây.
Câu 36:
d) Sự thay đổi sinh khối của các loài chứng tỏ loài (F) chịu ảnh hưởng của loài (C) là nhỏ nhất.
d) Sự thay đổi sinh khối của các loài chứng tỏ loài (F) chịu ảnh hưởng của loài (C) là nhỏ nhất.
Đoạn văn 7
Quang hợp là quá trình thực vật, tảo và vi khuẩn lam chuyển đổi năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng tích lũy trong các liên kết hóa học. Diệp lục là sắc tố được các sinh vật tự dưỡng sử dụng để hấp thụ các bước sóng khác nhau của ánh sáng khả kiến từ mặt trời để sử dụng cho quá trình quang hợp. Có nhiều loại sắc tố quang hợp, chúng có các cấu tạo đặc biệt để hấp thụ được nhiều phạm vi khác nhau của quang phổ ánh sáng khả kiến và phản xạ các phạm vi còn lại. Phổ hấp thụ của chất diệp lục và các sắc tố phụ có thể thu được thông qua phép đo quang phổ và được sử dụng trong các phân tích về sự phát triển của thực vật, nhằm xác định sự phong phú của các sinh vật quang hợp trong nước ngọt hoặc nước mặn và đánh giá chất lượng nước.
Số liệu trong hình và bảng dưới đây được thu thập bởi các nhóm sinh viên khi đo phổ hấp thụ của ba sắc tố quang hợp thường gặp.
Hình 1. Mức độ hấp thụ ánh sáng của các sắc tố quang hợp
Màu |
Đỏ |
Cam |
Vàng |
Lục |
Lam |
Tím |
Bước sóng nm |
620 – 750 |
590 – 620 |
570 – 590 |
495 – 570 |
450 – 495 |
380 – 450 |
Bảng 1. Bước sóng của các tia đơn sắc trong phổ ánh sáng khả kiến
4 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%