(2023) Đề thi thử Sinh học Trường THPT Kiến Thụy, Hải Phòng có đáp án (Đề 2)

  • 322 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Câu 1:

Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về ưu thế lai?

Xem đáp án

Phương pháp:

Ưu thế lai: Hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội so với các dạng bố mẹ.

Kiểu gen càng có nhiều cặp gen dị hợp thì càng có ưu thế lai cao.

Chỉ một vài tổ hợp lai tạo được ưu thế lai

Ưu thế lai cao nhất ở F1 sau đó giảm dần ở các thế hệ.

Không dùng F1 làm giống.

Cách giải:

Phát biểu sai về ưu thế lai là D, ưu thế lai tỉ lệ nghịch với số lượng cặp gen đồng hợp.

Chọn D.


Câu 2:

Việc loại khỏi NST những gen không mong muốn trong công tác chọn giống được ứng dụng từ dạng đột biến

Xem đáp án

Phương pháp:

Đột biến cấu trúc NST

Mất đoạn: Ứng dụng loại bỏ các gen không mong muốn

Lặp đoạn: Tạo điều kiện cho đột biến gen

Đảo đoạn: Tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa, góp phần tạo nên loài mới

Chuyển đoạn: Ứng dụng tạo dòng côn trùng giảm khả năng sinh sản

Cách giải:

Việc loại khỏi NST những gen không mong muốn trong công tác chọn giống được ứng dụng từ dạng đột biến mất đoạn nhỏ.

Chọn B.


Câu 3:

Sự kết hợp giữa giao tử (n) và giao tử (n+1) trong thụ tinh sẽ tạo ra thể đột biến nào dưới đây?

Xem đáp án

Phương pháp:

Lệch bội: Thay đổi số lượng NST ở 1 hoặc 1 số cặp NTS.

2n – 1: Thể một                      2n + 1: Thể ba

3n : Thể tam bội                     4n: Thể tứ bội

Cách giải:                             

Sự kết hợp giữa giao tử (n) và giao tử (n+1) trong thụ tinh sẽ tạo ra 2n + 1 (thể ba, tam nhiễm).

Chọn D.


Câu 4:

Phát biểu nào sau đây không đúng về tiêu hóa ở động vật ?

Xem đáp án

Phương pháp:

Tiêu hóa ở ĐV đơn bào: Tiêu hóa nội bào

Tiêu hóa ở ĐV có túi tiêu hóa: Tiêu hóa nội bào + ngoại bào

Ở ruột khoang, giun dẹp, VD: Thủy tức

Tiêu hóa ở ĐV có ống tiêu hóa: Tiêu hóa ngoại bào

So sánh tiêu hóa ở thú ăn thực vật và thú ăn động vật

Thú ăn thịt:

Có răng nanh, răng trước hàm và răng ăn thịt phát triển, ruột ngắn vì thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thụ

Thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học.

Thú ăn thực vật:

Có các răng dùng nhai và nghiền thức ăn phát triển; manh tràng rất phát triển, ruột dài.

Thức ăn được tiêu hóa cơ học, hóa học và biến đổi nhờ vi sinh vật cộng sinh.

Trâu, bò cừu, dê là các động vật nhai lại có dạ dày 4 ngăn.

Cách giải:

A đúng, vì thức ăn của thú ăn thịt dễ tiêu hóa hơn thức ăn của thú ăn thực vật.

B đúng.

C sai, chỉ những loài nhai lại (trâu, bò, cừu, dê) mới có dạ dày 4 ngăn.

D đúng.

Chọn C.


Câu 5:

Lừa giao phối với ngựa sinh ra con La bất thụ. Đây là ví dụ về cơ chế cách li

Xem đáp án

Phương pháp:

Media VietJack

Cách giải:

Lừa giao phối với ngựa sinh ra con La bất thụ. Đây là ví dụ về cơ chế cách li sau hợp tử.

Chọn C.


Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận