Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 4. Cảm ứng ở sinh vật có đáp án
119 lượt thi 32 câu hỏi 50 phút
Text 1:
Don là động vật thuộc họ Nhím (Histricidae), bộ Gặm nhấm (Rodentia), lớp Thú (Mammalia). Don thường sống trong hang, hốc trên núi đá vôi, hoạt động chủ yếu vào ban đêm, phân bố khắp các tỉnh miền núi của Việt Nam. Nghiên cứu tập tính của don được theo dõi từ tháng 3 đến tháng 11 năm 2012 theo phương pháp quét. Địa điểm quan sát cách chuồng tối thiểu 3 m để có thể quan sát rõ các tập tính của các cá thể và không làm cho don sợ hãi. Các tập tính của don được chia làm 8 nhóm chính: ngủ, nghỉ, cạnh tranh, kiếm ăn, ve vãn, giao phối, di chuyển, vệ sinh cơ thể. Tiến hành theo dõi hoạt động của 02 cá thể nuôi nhốt riêng (01 đực, 01 cái) có đánh dấu kí hiệu bằng sơn màu đỏ lên chân và lưng. Tổng hợp kết quả theo dõi các hoạt động trong ngày của don được thể hiện ở hình sau:
Kết quả theo dõi các hoạt động trong ngày của don
(nguồn: Vũ Tiến Thịnh, Nghiên cứu tập tính hoạt động của loài dọn (Autherurus macrourus Linnaeus, 1758) trong điều kiện nuôi nhốt, Tạp chí Khoa học và công nghệ lâm nghiệp, số 3 (kì I) – 2013)
Mỗi nhận định sau đúng hay sai?
Text 2:
Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của hiệu ứng neophobia (sợ cái mới, thức ăn mới) đến khả năng chấp nhận thức ăn mới và lượng ăn vào đã được tiến hành tại Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu trên cừu (Đàm Văn Tiện,1999), trên dê (Đàm Văn Tiện 2003 và 2004), trên lợn Móng Cái (Đàm Văn Tiện 2003) và lợn Đại Bạch (Đàm Văn Tiện 2003) đã cho thấy hiệu ứng sợ thức ăn mới lạ (feed neophobia) xảy ra không chỉ đối với những thức ăn lạ hàm chứa chất gây hại cho động vật mà còn xảy ra đối với những loại thức ăn được coi là tốt. Thật vậy, cừu và dê không chịu ăn cám trong 1 tuần tập ăn, mà cám vốn không có tiềm năng gây hại cho chúng, hay lợn Đại Bạch từ chối ăn bèo tấm vốn giàu protein (43% CP) cần cho nhu cầu của lợn ngoại Đại Bạch. Cơ chế làm chậm sự chấp nhận những thức ăn mới lạ là một phản xạ bảo vệ, với mục đích đảm bảo an toàn cho cơ thể khỏi bị ăn nhầm những chất có thể gây hại cho cơ thể, hàm chứa trong thức ăn mới. Nhưng ở khía cạnh dê, cừu chê cám và lợn Đại Bạch không ăn bèo tấm, thì lại hàm chứa tính máy móc của cơ chế. Đó là cơ sở để nghiên cứu tìm ra các biện pháp hạn chế hiệu ứng mang tính máy móc này, nhằm tối ưu hoá việc sử dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc trong mô hình chăn nuôi tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp của phần đa nông dân hiện nay.
(Nguồn: Đại học Nông lâm Huế, Kết quả 10 năm nghiên cứu tập tính ứng dụng trong chăn nuôi: https://huaf.edu.vn/ket-qua-10-nam- nghien-cuu-tap-tinh-ung-dung-trong-chan-nuoi/)
Mỗi nhận định sau đúng hay sai?
Text 3:
Ong thường tập hợp thành đàn để phát triển, một đàn ong có khoảng từ 25 000 đến 50 000 con. Một đàn ong được phân chia nhiều chức vụ khác nhau để cùng nhau phối hợp làm nhiệm vụ xây dựng và phát triển tổ. Ong chúa có nhiệm vụ đẻ trứng để tăng quân số đồng thời đảm bảo sự tồn tại của đàn ong. Ong thợ đảm nhận tất cả các công việc nặng nhọc nhất trong đàn ong như xây tổ, chăm sóc ấu trùng, ong non và ong chúa, tìm kiếm thức ăn, phòng chống kẻ thù,... Nhiệm vụ của ong đực là thụ tinh cho ong chúa.
Các nghiên cứu phát hiện ra rằng ong nhỏ đã học kiếm mật bằng cách quan sát những con ong có kinh nghiệm trong đàn làm. Những con ong nhỏ sẽ xem bông hoa nào được ong lớn hơn đổ xô đến tìm mật và bắt chước theo.
Mỗi nhận định sau đúng hay sai?
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
24 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%