(2023) Đề thi thử Sinh học Sở giáo dục và đào tạo Cao Bằng có đáp án

  • 292 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Câu 1:

Cấu tạo của phân tử nào sau đây không có liên kết hidro?

Xem đáp án

Trong phân tử ADN:

A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro.

G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro.

Trong phân tử ARN:

mARN có dạng mạch thẳng, tARN, rARN có các đoạn liên kết bổ sung.

Cách giải:

Cấu tạo của phân tử mARN không có liên kết hidro.

Chọn C.


Câu 2:

Khi mật độ cá thể của một quần thể động vật tăng lên quá cao, chỗ ở chật chội, nguồn sống không đủ cung cấp cho các cá thể trong quần thể thì thường dẫn tới

Xem đáp án

Khi điều kiện sống thuận lợi, các cá thể hỗ trợ nhau → tăng mức sinh sản và ngược lại.

Cách giải:

Khi mật độ cá thể của một quần thể động vật tăng lên quá cao, chỗ ở chật chội, nguồn sống không đủ cung cấp cho các cá thể trong quần thể thì thường dẫn tới tăng mức độ tử vong.

Chọn C.


Câu 3:

Ở hai loài thực vật, loài A có 2n = 22, loài B có 2n =24. Theo lí thuyết, giao tử tạo ra từ quá trình giảm phân bình thường ở thể song nhị bội được hình thành từ hai loài trên có số lượng nhiễm sắc thể là

Xem đáp án

Thể song nhị bội mang bộ NST lưỡng bội của 2 loài.

Cách giải:

Loài A: 2n = 22

Loài B: 2n = 24

→ thể song nhị bội được hình thành từ hai loài trên: 2nA + 2nB = 46 giảm phân cho giao tử nA + nB = 23 NST.

Chọn C.10


Câu 4:

Trong cấu tạo dạ dày của trâu, dạ múi khế là dạ dày chính thức vì là nơi

Xem đáp án

Dạ dày ở thú nhai lại như trâu, bò có 4 túi: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế và có vi khuẩn tiêu hóa xenlulôzơ sống cộng sinh bên trong.

+ Dạ cỏ là nơi dự trữ làm mềm và lên men thức ăn. Trong dạ cỏ, có nhiều vi sinh vật tiêu hóa xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng khác.

+ Dạ tổ ong giúp đưa thức ăn lên trên trong khi nhai lại.

+ Dạ lá sách giúp tái hấp thu nước.

+ Dạ múi khế tiết ra pepsin, HCl tiêu hóa prôtêin có trong cỏ và vi sinh vật từ dạ cỏ xuống.

Cách giải:

Trong cấu tạo dạ dày của trâu, dạ múi khế là dạ dày chính thức vì là nơi tiết HCl và pepsin tiêu hoá protein.

Chọn C.


Câu 5:

Nhân tố tiến hóa nào sau đây diễn ra thường xuyên sẽ ngăn cản sự phân hóa vốn gen giữa các quần thể?

Xem đáp án

Các nhân tố tiến hóa:

Đột biến: Thay đổi tần số alen rất chậm, làm xuất hiện alen mới, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp, tăng đa dạng di truyền.

Di nhập gen: Tăng hoặc giảm tần số alen, làm tăng hoặc giảm sự đa dạng di truyền.ọc tự nhiên: Giữ lại kiểu hình thích nghi, loại bỏ kiểu hình không thích nghi, làm thay đổi tần số alen, thành phần kiểu gen theo một hướng xác định.

Các yếu tố ngẫu nhiên: có thể loại bỏ bất kì alen nào. Thay đổi tần số alen mạnh và đột ngột.

Giao phối không ngẫu nhiên: Không làm thay đổi tần số alen.

Cách giải:

Di – nhập gen xảy ra thường xuyên làm các quần thể trao đổi các alen với nhau sẽ ngăn cản sự phân hóa vốn gen giữa các quần thể.

Chọn A.


Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận