Ở một loài thú, đột biến chuyển đoạn không tương hỗ giữa 2 nhiễm sắc thể thường, trong đó một đoạn ngắn của một NST số 5 chuyển sang một NST số 9, Các NST đột biến kí hiệu là 5- và 9+. Những hợp tử lưỡng bội mang NST 9+ nhưng không có NST 5- thì bị chết, ngược lại, các hợp tử mang 5- mà không có 9+ thì vẫn sống sót nhưng phát triển thành cơ thể bị dị tật, các dạng khác có khả năng sinh trưởng phát triển bình thường. Một cơ thể động vật đực (P) mang đột biến chuyển đoạn ở 2 NST nêu trên giao phối với một cá thể cái không đột biến, sinh ra thế hệ F1. Biết không có đột biến mới xảy ra, theo lý thuyết có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Dạng đột biến này thường xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN.
II. Nếu không có trao đổi chéo xảy ra thì tỉ lệ con bị dị tật là 1/3.
III. Nếu không có trao đổi chéo xảy ra thì trong số cá thể bình thường ở F1, tỉ lệ cá thể hoàn toàn không mang đột biến là 50%.
IV. Nếu chỉ xảy ra trao đổi chéo tại 1 điểm ở cặp NST số 5 thì tỉ lệ giao tử đực bình thường ở P là 12,5%.