(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 2)

171 người thi tuần này 4.6 695 lượt thi 40 câu hỏi 50 phút

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

Thành phần cấu tạo chỉ có ở tế bào thực vật, không có ở tế bào động vật là 

Xem đáp án

Câu 2:

Vi sinh vật hoá tự dưỡng cần nguồn năng lượng và nguồn carbon chủ yếu từ 
 

Xem đáp án

Câu 3:

Đặc điểm nào sau đây về cảm ứng ở động vật khác với cảm ứng ở thực vật? 

Xem đáp án

Câu 5:

Trong thực tiễn sản xuất, biện pháp nào sau đây được sử dụng để điều khiển giới tính trong sản xuất cá rô phi đơn tính? 

Xem đáp án

Câu 8:

Sơ đồ ở hình bên mô tả quá trình nào sau đây?

Sơ đồ ở hình bên mô tả quá trình nào sau đây?  (ảnh 1)

Xem đáp án

Câu 9:

Vi khuẩn Streptococcus mutans tạo màng sinh học trên bề mặt răng, gây sâu răng. Nghiên cứu chất điều hoà cảm ứng mật độ ở vi khuẩn, ức chế hình thành màng sinh học có thể kiểm soát bệnh sâu răng ở người. Biện pháp này dựa trên cơ sở nào sau đây? 
 

Xem đáp án

Câu 10:

Tạo vector tái tổ hợp mang các vùng điều hoà được biến đổi để tăng cường phiên mã, dịch mã đã được ứng dụng để cải tiến hiệu quả sản xuất protein tái tổ hợp. Cơ sở của biện pháp này là 

Xem đáp án

Câu 12:

Liệu pháp gene là phương pháp sử dụng gene để điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh tật. Hình dưới đây thể hiện nguyên lí nào trong liệu pháp gene?

Liệu pháp gene là phương pháp sử dụng gene để điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh tật. Hình dưới đây thể hiện nguyên lí nào trong liệu pháp gene?    (ảnh 1)

Xem đáp án

Câu 13:

Bằng chứng tiến hoá nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử?

Xem đáp án

Câu 14:

Hình dưới đây thể hiện hình thái và giải phẫu của chi trước hoặc cánh ở một số động vật. Nhận định nào sau đây đúng khi so sánh cấu trúc chi trước và cánh ở các loài động vật này?

Hình dưới đây thể hiện hình thái và giải phẫu của chi trước hoặc cánh ở một số động vật. Nhận định nào sau đây đúng khi so sánh cấu trúc chi trước và cánh ở các loài động vật này? (ảnh 1)

Xem đáp án

Câu 15:

Theo thuyết tiến hoá hiện đại, nhân tố tiến hoá nào sau đây có thể làm phong phú vốn gene của quần thể? 

Xem đáp án

Câu 17:

Nhận định nào sau đây không đúng về tiến hoá lớn?

Xem đáp án

Câu 18:

Trong giai đoạn cây lạc ra hoa, tạo quả cần điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ đầy đủ, dinh dưỡng nhiều,... nếu một nhân tố sinh thái thay đổi không thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của lạc, đó là quy luật tác động nào sau đây? 
 

Xem đáp án

Đoạn văn 1

Thí nghiệm được thực hiện trên đất canh tác 2 vụ lúa ở vụ Mùa 2017 tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Các giống lúa tham gia thí nghiệm gồm HDT8, Kim Cương 111, Thiên ưu 8 và Bắc thơm 7. Kết quả thí nghiệm cho thấy các giống lúa có thời gian sinh trưởng từ 103 đến 110 ngày, trong đó giống Kim cương 111 có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (chỉ 103 ngày). Sự tích luỹ chất khô của giống Thiên ưu 8 cao nhất Tin trong tất cả các thời kì theo dõi. Sâu bệnh hại gồm sâu đục thân, rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn và khô vằn, song bị nhiễm nhẹ với bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá, đốm nâu, bị hại nhẹ bởi sâu cuốn lá. Kết quả năng suất của các giống lúa được thể hiện trong bảng sau:

Bảng năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa trong thí nghiệm

Giống

Số bông/m2

(bông)

Số hạt/bông

(hạt)

Số hạt chắc/bông

(hạt)

Tỉ lệ hạt chắc %

Năng suất thực tế

HDT8

245,3

131

106,3

80,8

(tấn/ha)

Kim Cương 111

260,3

133,7

107,7

80,5

5,23

Thiên ưu 8

265,0

134,7

112,0

81,7

5,87

Bắc Thơm 7

249,6

129,3

109,7

81,5

6,07

 

(Nguồn: Nguyễn Tuấn Điệp, Nguyễn Thị Thanh Tâm, Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lúa thuần mới trong vụ mùa tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh,Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 4(101)/2019)

Mỗi nhận định sau đúng hay sai:

Đoạn văn 2

Endoglucanase là một loại enzyme quan trọng tham gia vào quá trình thuỷ phân tocellulose và có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp. Gene EG9 có sim kích thước 1398 cặp base được khai thác từ dữ liệu giải trình tự DNA của vi khuẩn tinin trong mùn xung quanh khu nấm mục trắng thuỷ phân gỗ. Đầu 5' của gene có 126 nucleotide tận cùng mã hoá cho tín hiệu tiết ở vi khuẩn gram âm và 1 269 nucleotide 6 tiếp theo mã hoá endoglucanase GH8. Trong nghiên cứu này, gene EG9 (không chứa trình tự mã hoá tín hiệu tiết) đã được tối ưu mã bộ ba cho biểu hiện gene ở E. coli. Qua khảo sát 5 chủng E. coli biểu hiện bao gồm chủng 1, 2, 3, 4, 5. Enzyme EG9 biểu hiện tốt nhất trong chủng 1 và chủng 5. Tuy nhiên, ở nhiệt độ nuôi cấy 30 °C, chủng 1 là chủng có khả năng biểu hiện EG9 tốt nhất. Sau khi giảm nhiệt độ nuôi điểm cấy xuống 25 °C, 50 % EG9 đã được biểu hiện và có hoạt tính thuỷ phân tốt. Kết quả Gần này mang lại tiềm năng lớn cho việc sản xuất EG9 tái tổ hợp phục vụ nghiên cứu tính chất của enzyme.

(Nguồn: Đỗ Thị Huyền 1,2, Lê Thu Hoài 1,3, Nguyễn Hải Đăng 1, Nguyễn Thị Quý 1, Trương Nam Hải, Nghiên cứu biểu hiện gen eg9 mã hoá endoglucanase GH8 có nguồn gốc từ dữ liệu giải trình tự DNA đa hệ gen của vi khuẩn trong mùn xung quanh nấm mục trắng thuỷ phân gỗ trong tế bào Escherichia coli, Tạp chí Công nghệ Sinh học 19(4): 645-650, 2021)

Mỗi nhận định sau là đúng hay sai:

Đoạn văn 3

Khiếm thính là hiện tượng giảm một phần hay toàn bộ khả năng cảm nhận về âm thanh gây ra bởi môi trường hoặc sai hỏng gene. Khoảng 50% trường hợp là khiếm thính di truyền do gene gây ra, trong đó khiếm thính di truyền không hội chứng chiếm tới 70%. Hiện nay có hơn 160 gene được xác định là có liên quan đến khiếm thính di truyền không hội chứng, trong đó gene GJB2 nằm trên nhiễm sắc thể 13 là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh. Nghiên cứu xác định đột biến trong gene GJB2 ở một gia đình người Việt Nam có hai con mắc bệnh khiếm thính không hội chứng. Sau khi so sánh trình tự gene thu được với trình tự gene công bố trên ngân hàng dữ liệu gene quốc tế GenBank, đột biến đồng hợp tử c.235delC đã được tìm thấy ở cả hai bệnh nhi; trong khi cả bố và mẹ hai bệnh nhi này đều mang đột biến dị hợp tử c.235delC. Đây là đột biến di truyền gây bệnh, làm thay đổi khung dịch mã tạo ra một chuỗi polypeptide ngắn hơn gây mất chức năng của protein.

(Nguồn: Nguyễn Thuỳ Dương, Phi Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Xuân, Huỳnh Thị Thu Huệ, Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Đăng Tôn, Nguyễn Tuyết Xương, Xác định đột biến gene GJB2 ở một gia đình bệnh nhân có hai con bị khiếm thính, Bệnh viện Nhi trung ương)

Đoạn văn 4

Thí nghiệm nuôi cá măng (Elopichthys bambusa) từ cá bột lên cá giống ở mật độ, thức ăn khác nhau được thực hiện từ tháng 6 – 12/2020 tại Trung tâm Quốc gia Giống thuỷ sản nước ngọt miền Bắc nhằm xác định được mật độ, loại thức ăn phù hợp trong ương, nuôi cá măng giống. Kết quả cho thấy cá măng bột nuôi ở mật độ Lin 4 – 5 con/lít có tỉ lệ sống và tốc độ sinh trưởng cao hơn so với ương ở mật độ 6 – 7 con/lít. Với cá giống, nuôi ở mật độ 0,6 con/lít đạt tỉ lệ sống, tăng trưởng cao hơn so với nuôi ở mật độ 1 con và 1,2 con/lít. Sử dụng thức ăn 100% động vật phù du và thức ăn 60% động vật phù du kết hợp 40% trùn chỉ để ương cá bột cho tỉ lệ Tôm sống, tốc độ sinh trưởng nhanh hơn khi sử dụng thức ăn 60% động vật phù du kết hợp với 40% bột cá (55% protein). Trong giai đoạn nuôi cá giống, sử dụng thức ăn là bột cá mè, trùn chỉ và bột cá mè (70%) kết hợp với 30% trùn chỉ có tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng cao hơn so với nuôi cá bằng thức ăn 70% bột cá mè kết hợp với 30% thức ăn nuôi ấu trùng tôm sú (45% protein).

(Nguồn: Nguyễn Hải Sơn, Võ Văn Bình, Nguyễn Hữu Quân, Đặng Thị Lụa, 2022, Ảnh hưởng của mật độ, thức ăn đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của cá măng (Elopichthys bambusa Richardson, 1844) từ giai đoạn cá bột lên cá giống, Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2022, 20(4): 456-466)

Dựa vào thí nghiệm trên, xác định các nhận định sau đúng hay sai.

4.6

139 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%