Thí nghiệm tổng hợp ADN, ARN, prôtêin nhân tạo bằng cách bố trí ba ống nghiệm I, II và III bổ sung thêm các thành phần như Bảng 1.
Bảng 1
Ống nghiệm
|
Thành phần riêng
|
Thành phần chung
|
I
|
các yếu tố cần cho nhân đôi ADN
|
Gen P, phân tử mARN, các loại nuclêôtit tự do A, T, U, G, X, các axit amin tự do
|
II
|
các yếu tố cần cho phiên mã
|
III
|
các yếu tố cần cho dịch mã
|
Khi tiến hành nhóm nghiên cứu đã quên đánh dấu các ống nghiệm, nên họ đã ghi tạm thời các nhãn (X, Y, Z) và xác định tỉ lệ các loại nuclêôtit A, T, U, G, X tự do còn lại trong mỗi ống nghiệm sau một thời gian thí nghiệm để đánh dấu lại và thu được kết quả như Bảng 2.
Bảng 2
Ống nghiệm
|
Nồng độ các loại nucleotit còn lại trong mỗi ống (%)
|
A
|
T
|
U
|
G
|
X
|
X
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
Y
|
35
|
100
|
25
|
25
|
15
|
Z
|
15
|
15
|
100
|
35
|
35
|
Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. X, Y, Z tương ứng với các ống III, II, I.
II. Trong quá trình thí nghiệm, ở ống nghiệm I cần tăng nhiệt độ để phá vỡ các liên kết hiđrô nhằm tách rời hai mạch đơn của ADN. Một gen Q có chiều dài bằng gen P, tỷ lệ của gen Q lớn hơn gen P thì nhiệt độ cần để để tách hoàn toàn hai mạch đơn của gen Q lớn hơn so với gen P.
III. Trong ống nghiệm III diễn ra quá trình phiên mã được minh họa như hình, chiều A, B của hai mạch ADN tương ứng với 3’ và 5’.
IV. Muốn thu được đột biến gen xuất hiện với tần số cao thì sử dụng các tác nhân đột biến tác động vào ống nghiệm I.