(2023) Đề thi thử Sinh học Cụm chuyên Bạc Liêu (Lần 2) có đáp án

  • 321 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Câu 1:

Thành phần nào dưới đây không có trong cấu tạo của Operon Lac ở E.coli?

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về quá trình điều hòa hoạt động Operon Lac ở vi khuẩn E.coli.

Cách giải:

Thành phần không có trong cấu tạo của operon Lac là: gen điều hòa.

Operon Lac bao gồm: vùng khởi động (P), vùng điều hòa (O) và nhóm gen cấu trúc Z, Y, A.

Chọn D.


Câu 2:

Mã di truyền nào sau đây không có tính thoái hóa?

Xem đáp án

Mã di truyền có 4 đặc tính: tính phổ biến, tính liên tục, tính đặc hiệu và tính thoái hóa.

Cách giải:

Tính thoái hóa của mã di truyền: một axit amin có thể được mã hóa bởi nhiều bộ ba khác nhau. Trong 64 bộ ba mã hóa chỉ có 2 bộ ba chỉ mã hóa cho một axit amin duy nhất đó là: AUG mã hóa Methionin và UGG mã hóa Tryptophan.

Chọn C.


Câu 3:

Diều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hóa?

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về đặc điểm của các hình thức tiêu hóa ở động vật.

Cách giải:

Diều ở các động vật được hình thành từ thực quản của ống tiêu hóa.

Chọn C.


Câu 4:

Gen A có chiều dài 510 nm bị đột biến điểm trở thành alen a. Nếu alen a có 3801 liên kết hidro thì có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu alen a có tổng số 150 chu kì xoắn thì chứng tỏ đột biến thêm 1 cặp nucleotit.

II. Nếu alen A có tổng số 3801 liên kết hidro thì chứng tỏ đột biến thay thế cặp A - T thành cặp T - A.

III. Nếu alen a có 699 nucleotit loại A thì chứng tỏ đây là đột biến thay thế một cặp nucleotit.

IV. Nếu chuỗi polipeptit do alen a quy định tổng hợp ít hơn chuỗi polipeptit do alen A quy định tổng hợp 10 axit amin thì chứng tỏ đây là đột biến mất cặp nucleotit.

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về cấu trúc của phân tử ADN để giải bài tập.

Cách giải:

Gen A có chiều dài 510 nm = 5100 angstron

→ Tổng số nucleotit của gen A là: N = L x 2 : 3,4 = 3000 (nu)

I đúng, vì nếu gen a có 150 chu kì xoắn → Tổng số nucleotit của gen a là: N = C x 20 = 3000 (nu)

→ Số lượng nucleotit của gen A và gen a bằng nhau → Đột biến thay thế cặp nucleotit.

II sai, vì số lượng liên kết hidro của gen A và gen a bằng nhau (3801 liên kết)9

→ Gen bị đột biến thay thế cặp A - T thành T - A hoặc G - X thành X - G.

III đúng, vì nếu gen a có A = 699 → G = (3801 - 699 x 2) : 3 = 801 (nu)

→ Tổng số nucleotit của gen a là: N = 2A + 2G = 3000 (nu)

→ Gen bị đột biến thay thế cặp nucleotit.

IV sai, vì nếu chuỗi polipeptit do alen a quy định tổng hợp ít hơn chuỗi polipeptit do alen A quy định tổng hợp 10 axit amin → Đột biến đã làm xuất hiện bộ ba kết thúc sớm

→ Gen có thể bị đột biến mất, thêm hoặc thay thế cặp nucleotit để làm xuất hiện mã kết thúc sớm.

Chọn B.


Câu 5:

Phép lai nào trong các phép lai sau đây đã giúp Coren phát hiện ra sự di truyền ngoài nhiễm sắc thể (di truyền ngoài nhân)?

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức đã học về quy luật di truyền ngoài nhân.

Cách giải:

Phép lai giúp Coren phát hiện ra sự di truyền ngoài nhiễm sắc thể (di truyền ngoài nhân) là lai thuận nghịch.

Chọn D.


Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận